Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Cử chỉ và ngôn từ

«Ngày hôm nay chúng ta được mời gọi trở thành những người nam - người nữ như chiếc bình gốm, tức là như những con người đang vẽ lại những hành trình, đang kiến tạo các mối tương quan, bởi vì có trái tim tràn đầy nước sự sống trong Thánh Thần và khơi sáng ý nghĩa của cuộc sống bằng những hành động hơn là bằng lời nói» (Đức Thánh Cha Phanxicô).
Những biến cố đời thường
Vào tháng 4 năm 2016 đã xảy ra tại Genova (một thành phố phía bắc của Italia) một vụ đấu tranh diện đối diện trong suốt 3 ngày giữa cảnh sát và các nhân viên của công ty ILVA. Người lao động tức giận và xuống đường để tranh đấu bảo vệ việc làm và tiền lương của họ và họ đụng độ với cả xe tăng. Người ta đã không dự đoán trước được cơn tức giận có thể lên tới đâu.
Vào ngày thứ ba, bất ngờ một cử chỉ đã có thể làm thay đổi toàn bộ cuộc biểu tình. Một người phụ nữ duy nhất trong số rất nhiều cảnh sát, đó là Phó cảnh sát trưởng Maria Teresa Canessa, đã cởi bỏ mũ giáp của mình. Đó là một dấu hiệu của sự hòa hoãn. Khi đó một người công nhân đã tiến lại gần và đưa tay ra. Không cần suy nghĩ cô phó cảnh sát trưởng đã sẵn sàng bắt lấy bàn tay kia cách thân tình. Những chiếc xe tăng chặn ngang dần dần được rút đi, những người công nhân được tiến vào tòa tỉnh trưởng nơi mà sẽ diễn ra cuộc gặp gỡ với đại diện của chính phủ để đưa ra một vài thỏa thuận.
Nữ phó cảnh sát trưởng nói: “Cởi mũ bảo hiểm là một hành động rất tự nhiên sau nhiều giờ mệt mỏi, căng thẳng, vất vả và khó chịu với những cuộc biểu tình. Quả thực đó là một giây phút tạm nghỉ và thư giãn. Đó là giây phút tôi bị cám dỗ ra khỏi cái mũ bảo hiểm của mình để gần gũi hỏi chuyện một vào người lao động đang sống trong những thử thách khó khăn.”
Maurizia, một giáo viên dạy ở trường cấp I kể rằng: Lần đầu tiên khi tôi bước vào một lớp học, tôi còn rất trẻ và thiếu kinh nghiệm, hiệu trưởng của trường đề nghị với tôi: "Bạn phải làm cho trẻ rõ ngay lập tức ai là người ra lệnh cho các em". Tôi cảm thấy sợ hãi, nhìn những em bé ngồi ngay ngắn bên cạnh sách vở gọn gàng. Các em đông quá!!! Làm thế nào để biết được các em, làm thế nào để thiết lập được một tương quan với các em và làm thế nào để các em biết lắng nghe tôi? Động từ “ra lệnh” thì không thích hợp với tôi lắm. Tôi nảy ra một sáng kiến, rất độc đáo và mạnh mẽ; tôi quyết định mỗi ngày, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, sẽ dành một vài phút gặp gỡ các em cách riêng tư, ít nhất là có thể trao đổi một vài câu diện đối diện, để mỗi trẻ đều cảm nhận được cách chắc chắn rằng tôi ở đó là để cho em và tôi có một tương quan cá vị với chính em. Tôi đã nghĩ rằng làm như vậy tôi sẽ có thể thiết lập những tương quan đích thực. Đó là một lựa chọn đã làm tôi thành công và vẫn còn tiếp tục cho đến bây giờ”.
Raffaele Luise, một nhân viên vatican làm trong hãng truyền hình Rai đã ghi nhận rằng “Sau 30 ngày đầu tiên của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã viết một cách phi thường tông huấn đầu tiên của Ngài: Tông huấn của những nghĩa cử, điều mà một cách đúng nghĩa đã cuốn hút những cõi lòng của cả những người gần cũng như xa, nhất là của những thanh thiếu niên. Những tâm hồn này cảm nhận được sự thấu cảm và đã ghi dấu cách sâu xa ngay lập tức tương quan của những người trẻ với vị đại diện Chúa Ki-tô”.

Mất kiên nhẫn với biết bao nhiêu lời…
Ngày hôm nay người ta mất kiên nhẫn với biết bao nhiêu lời, nhất là khi những lời nói và những hành động không ăn khớp với nhau. Biết bao những tin tức ngấm qua những trao đổi ấn tượng của chúng ta như những dòng chảy của ngôn từ làm nhấn chìm chúng ta không chỉ trong đời sống xã hội hay trong phương tiện truyền thông mà ngay cả trong chính đời sống cộng đoàn.
Hơn bao giờ hết, ngày hôm nay, tính uy tín của một con người bị đánh cược với sức mạnh của hành vi trên lời nói.
Mặt khác, những nghiên cứu khoa học trên hành vi của con người đã cho thấy là một sứ điệp lời nói, thông thường đã bị chi phối bởi một loạt những yếu tố không lời mà chúng có thể là không tạo ra âm thanh như cử chỉ, động tác cơ thể, ánh nhìn…, và có thể tạo ra âm thanh như tông giọng, chất lượng giọng nói, độ dừng.
Và cần biết rằng sự thông truyền không lời không chỉ hỗ trợ mà còn có thể biến đổi và làm cho nó tròn đầy chiều kích ngôn từ, có khi nó cũng có thể thay thế hoàn toàn.
Để thông truyền cho tốt, một phương pháp đó là ý thức về giá trị của những dấu chỉ không lời. Cuối cùng, quan trọng là chúng ta cần xác tín rằng hiệu quả tương quan của chúng ta liên quan đến những gì chúng ta diễn tả qua hành động, biểu tỏ những gì cất dấu trong nội tâm sâu kín của chúng ta hơn là những gì chúng ta nói thành lời với nhau.

Lòng thương xót được hiện thực trong hành động
Trong năm thánh của lòng thương xót vừa qua, chúng ta đã thường xuyên dừng lại để chiêm ngắm những hành động và lời của Đức Giê-su, nhất là trên những dụ ngôn Ngài rao giảng. Ví dụ như dụ ngôn người cha nhân hậu. Những từ ngữ được thốt lên rất chính yếu, chính xác và có ý nghĩa. Rất nhiều nghĩa cử và chọn lựa cụ thể đã diễn tả cách lạ lùng dung mạo Thiên Chúa và căn tính của Ngài.
Trong bài viết của mình, Sr. Gertrud Stickler, giáo sư dạy môn Tâm Lý tôn giáo tại Phân khoa giáo dục Auxilium, đã cho những suy tư trên các dụ ngôn dưới góc cạnh tâm lý. Khi phân tích mối tương quan giữa người cha và 2 người con ta nhận thấy một sự rộng lượng vô hạn và chắc chắn trong tình yêu và trong hồng ân mà người khác trao ban. Người cha đã hiện thực hóa bản thân trong sự tốt lành và diễn tả ngang qua sự hiện diện, sự tiếp đón, sự nhân hậu trong lời nói và trong xử sự với người khác. Người cha luôn luôn tôn trọng quyền tự lập và ý muốn của các con và không nắm giữ cũng như không bóp nghẹt nó; dám đón nhận những giới hạn, sự hờ hững và thậm chí cả sự chối bỏ và hung hăng, và không phải vì thế mà người cha rút lại lòng tin tưởng của mình. Người cha biết đợi chờ sự lớn lên và sự lộ diện của một con người tích cực. Cách thức người cha sống và hành động không bị lệ thuộc vào những phản ứng và thái độ tốt hay xấu của người con.
Người cha nhìn thấy con mình từ lúc nó còn ở đằng xa. Cha chạy đến gặp con, ôm lấy cổ con và hôn lấy hôn để: cử chỉ đã diễn tả một sự tiếp đón tròn đầy và ước muốn được thông hiệp sâu xa trong tinh thần của người khác. Những cử chỉ nhằm diễn tả sự quý trọng, tình bằng hữu, tình yêu trân quý: áo đẹp nhất và nhẫn là như biểu tượng của sự quý trọng tột bậc dành cho một con người. Làm đảo lộn trật tự thường hằng bằng lễ hội và ca hát, bằng tiệc tùng và bê béo được đem làm thịt là những dấu chỉ cao nhất dành thiết đãi một người thương mến.
Đức thánh cha Phan-xi-cô cũng đã nói rằng: “chúng ta được mời gọi mở tiệc cho Chúa và cho anh em của chúng ta, tiếp đãi một cuộc gặp gỡ với những nghĩa cử thân cận và tiếp đón. Tất cả chúng ta được mời gọi nhận định xem thức ăn của chúng ta có mở ra những lối đường hy vọng, nhất là cho những ai đang trải qua những phút giây tăm tối. Với những ai đang ở trong bóng tối, đang bước đi mà chẳng nhìn thấy gì, tôi nói: cả các bạn nữa, có lẽ vì các bạn mà chiếc bình gốm đã trở nên một thánh giá nặng nề, cả các bạn cũng có một điều gì đó để trao ban. Chúng ta đừng quên rằng, qua thánh giá mà Thiên Chúa chịu đóng đinh đã trao ban bản thân Ngài cho chúng ta như nguồn nước hằng sống”.
Sr. Giuseppina Teruggi FMA
Sr. Maria Nguyễn Thị Quyên, FMA chuyển ngữ

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm ....