Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 250.000 thành viên các phong trào, hội đoán và hiệp hội giáo dân trong thánh lễ cử hành lúc 10 giờ rưỡi sáng 19-5, Chúa Nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Họ là các thành viên của 150 phong trào, hiệp hội và đoàn thể giáo dân trong Giáo Hội về Roma cử hành Năm Đức Tin. Hàng chục ngàn tín hữu không tìm được chỗ trong quảng trường đã đứng chật dọc đại lộ hòa giải, cho tới gần bờ sông Tevere. Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có hàng chục Hồng Y, Giám Mục và hàng trăm linh mục.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha đã làm phép nước xin Chúa chúc lành cho nước, là thụ tạo tuyệt vời Chúa đã dựng nên để trao ban phong phú cho đât đai, sự tươi mát và khuây khỏa cho thân xác con người, dấu chỉ lòng lành của Chúa, của sự giải thoát dân Chúa khỏi ách nô lệ bên Ai Cập, giải khát họ trong sa mạc, là hình ảnh của nước hằng sống, của giao ước mới và của bí tích tái sinh khởi đầu nhân loại mới, tự do khỏi sự thối nát của tội lỗi.
Sau đó các Phó Tế đã rảy nước thánh trên cộng đoàn trong khi ca đoàn Sistina hát thánh ca ”Tôi đã thấy nước chảy ra từ bên phải Đền Thờ, nước đó chảy tới những ai thì ban ơn cứu độ, và họ hát Halleluia.”
Các bài Sách Thánh đã được tuyên đọc bằng tiếng Tây Ban Nha và Anh. Phúc Âm được hát bằng tiếng Ý. Các bài thánh ca và ca tiếp liên được hát bằng tiếng Latinh.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: trong ngày hôm nay chúng ta chiêm ngắm và sống lại trong phụng vụ biến cố Chúa Kitô phục sinh đổ Thánh Thần xuống trên Giáo Hội, một biến cố ơn thánh tràn đầy Nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem để rồi lan tràn ra trên toàn thế giới.
Điều gì đã xảy ra trong ngày xa xưa ấy nhưng cũng gần gũi vì đạt tới con tim chúng ta? Thánh sử Luca trả lời cho câu hỏi này qua bài đọc Sách Công Vụ chúng ta vừa nghe (Cv 2,1-11). Thánh sử đưa chúng ta trở về Giêrusalem, lên tầng trên của phòng tiệc ly, nơi các Tông Đồ đang tụ họp. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã ghi nhận vài yếu tố trong Phúc Âm lôi kéo sự chú ý: tiếng động mạnh bất thình đến từ trời như tiếng gió thổi tràn đầy căn nhà và các lưỡi lửa chia ra đậu trên đầu từng Tông Đồ. Ngài nói:
Tiếng động và các lưỡi lửa là các dấu chỉ chính xác và cụ thể đụng chạm tới các Tông Đồ, không chỉ bề ngoài, nhưng cả trong nội tâm nữa; trong tâm trí. Hậu qủa là ”tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần”, là Đấng tỏa thoát ra sự năng động không thể cưỡng lại được của Người, với các kết qủa gây kinh ngạc: ”Họ bắt đầu nói các tiếng khác trong cách thức Thần Khí cho họ quyền diễn tả”. Khi đó mở ra trưởc chúng ta một quang cảnh hoàn toàn bất ngờ: một đám đông đã tụ tập lại và tràn đầy kinh ngạc, bởi vì mỗi người nghe các Tông Đố nói trong tiếng riêng của mình. Tất cả sống một kinh nghiệm mới, chưa từng xảy ra trước đó: “Chúng ta nghe họ nói trong ngôn ngữ của chúng ta”. Và họ nói về các việc vĩ đại của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nêu bật ba từ gắn liền với hoạt động của Chúa Thánh Thần: đó là sự mới mẻ, hòa hợp và sứ mệnh rao truyền Tin Mừng. Sự mới mẻ luôn khiến cho chúng ta hơi sợ hãi, bởi vì chúng ta cảm thấy chắc chắn hơn, nếu chúng ta kiểm soát được mọi sự, nếu chính chúng ta là những người xây dựng, lên chương trình, dự tính cho cuộc sống chúng ta theo các lược đồ, các an ninh và sở thích của chúng ta. Và điều này cũng xảy ra với Thiên Chúa. Thường khi chúng ta theo Chúa, tiếp nhận Người, nhưng chỉ tới một điểm nào đó thôi; chúng ta khó mà tín thác nơi Người với sự tin tưởng tràn đầy bằng cách để cho Chúa Thánh Thần hoạt động; Người là linh hồn, là Đấng hướng đẫn cuộc sống chúng ta trong tất cả mọi lựa chọn. Chúng ta sợ rằng Thiên Chúa làm cho chúng ta đi theo các con đường mới, ra khỏi chân trời thường hạn hẹp, khép kín và ích kỷ của chúng ta, để rộng mở chúng ta cho các chân trời mới. Nhưng trong toàn lịch sử cứu độ, khi Thiên Chúa mặc khải, Người đều mang tới sự mới mẻ, biến đổi và xin chúng ta hoàn toàn tín thác nơi Người: ông Noê đóng tầu bị mọi người chê cười nhưng được cứu rỗi; tổ phụ Abraham bỏ quê hương chỉ với một lời hứa trong tay; ông Môshê đương đầu với quyền lực của pharaô và hướng dẫn dân Do thái tới sự tự do; các Tông Đồ sợ hãi đóng kín trong nhà tiệc ly, đi ra với lòng can đảm để loan báo Tin Mừng. Không phải sự sự mới mẻ vì cái mới mẻ, việc tìm kiếm cái mới để vươt thắng sự nhàm chán, như thường xảy ra trong thời đại chúng ta. Sự mới mẻ mà Thien Chúa đem vào trong cuộc sống chúng ta là điều được thực hiện thật sự, điều trao ban cho chúng ta niềm vui đích thực, sự thanh thản đích thực, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chỉ muốn thiện ích cho chúng ta. Chúng ta hãy thử hỏi xem chúng ta có rộng mở cho ”các ngạc nhiện của Thiên Chúa” hay không? Hay chúng ta đóng kín chính mình vì sợ hãi đối với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có can đảm đi theo các con đường mới mà sự mới mẻ Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta, hay chúng ta bảo vệ mình đóng kín trong các cấu trúc tàn tạ vì đã mất khả năng tiếp đón?
Đề cập tới sự hòa hợp là hoa trái hoạt động của Chúa Thánh Thần Đức Thánh Cha nói: Một cách bề ngoài, xem ra Chúa Thánh Thần tạo ra sự mất trật tự trong Giáo Hội, bởi vì Người đem tới sự khác biệt các đặc sủng, các ơn; nhưng dưới hoạt động của Người tất cả điều này, trái lại, là một sự phong phú lớn, bởi vì Chúa Thánh Thần là Thần Khí của hiệp nhất; sự hiệp nhất không có nghĩa là sự đồng nhất, nhưng dẫn đưa tất cả tới sự hài hòa. Trong Giáo Hội Chúa Thánh Thần tạo ra sự hài hòa. Tội rất thích kiểu nói của Một giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần ”chính là sự hài hòa”. Chỉ có Người mới có thể dấy lên sự khác biệt, cái đa dạng, đồng thời lại tạo ra sự hiệp nhất. Cả ở đây nữa khi chúng ta muốn làm ra sự khác biệt, thì lại đóng kín trong các riêng tư của chúng ta, trong các chủ trương loại trừ của chúng ta và gây chia rẽ. Và khi chúng ta muốn tạo ra sự hiệp nhất theo các dự tính nhân loại của chúng ta, chúng ta kết thúc bằng việc tạo ra sự đồng nhất, đồng nhất hóa. Trái lại, nếu chúng ta để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thì sự phong phú, sự đa dạng, sự khác biệt không bao giờ trở thành xung khắc, bởi vì Chúa Thánh Thần thúc đẩy sống sự đa dạng trong niềm hiệp thông của Giáo Hội. Việc đồng hành trong Giáo Hội, được hướng dẫn bởi các Chủ Chăn có một đặc sủng và sứ vụ đặc biệt, là dấu chỉ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Giáo hội tính là một đặc thái nền tảng đối với mỗi một kitô hữu, đối với mỗi một cộng đoàn và phong trào. Chính Giáo Hội đưa Chúa Kitộ tới cho tôi và đưa tôi tới với Cháu Kitô. Các con đường song song nguy hiểm! Khi ta mạo hiểm vượt qúa giáo lý và Cộng đoàn giáo hội và không ở trong chúng, thì ta không hiệp nhất với Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô (x. 2 Ga 9). Như thế chúng ta hãy tự vấn xem tôi có rộng mở cho sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần, bằng cách thắng vượt mọi chủ trương riêng tư không? Tôi có để cho Người hướng dẫn tôi sống trong Giáo Hội và với Giáo Hội hay không?
Điểm sau cùng là sứ mệnh rao truyền Tin Mừng. Đức Thánh Cha nói: Các thần học gia xưa kia nói: linh hồn là một loại thuyền buồm, Chúa Thánh Thần là gió thổi vào cánh buồm để làm cho thuyền tiến tới, các thúc đẩy của gió là các ơn của Thần Khí. Không có sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, không có ơn thánh của Người, chúng ta không tiến tới. Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta bước vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống và cứu chúng ta khỏi nguy hiểm của một Giáo Hội vô ngộ và tự quy chiếu về chính mình, đóng kín trong tường rào của mình. Người thúc đẩy chúng ta mở cửa để ra ngoài, để loan báo và làm chứng cho cuộc sống mới của Tin Mừng, để thông truyền niềm vui của đức tin, của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần là linh hồn của sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Điều đã xảy ra tại Giêrusalem cách đây 2000 năm không phải là một sự kiện xa chúng ta, mà là một sự kiện đạt tới chúng ta, mà mỗi người trong chúng ta kinh nghiệm. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong Nhà Tiệc Ly tại Giêrusaém chỉ là sự khởi đầu, một sự khởi đầu kéo dài. Chúa Thánh Thần là ơn tuyệt diệu Chúa Kitô phục sinh ban cho các Tông Đồ, nhưng Người muốn nó đến với tất cả mọi người. Chúa Giêsu nói Người sẽ xin Thiên Chúa Cha ban Đấng ủi an để Người ở cùng các môn đệ luôn mãi (Ga 14,16). Chúa Thánh Thần là ”Đấng an ủi” trao ban can đảm để chúng ta rong ruổi trên các nẻo đường thế giới và loan báo Tin Mừng. Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trông thấy chân trời, và thúc đẩy chúng ta đi tới các vùng ngoại ô cuộc đời để loan báo cuộc sống của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy tự vấn xem chúng ta có khuynh hướng khép kín trong chính mình, trong nhóm của mình, hay chúng ta để cho Chúa Thánh Thần rộng mở cho sứ mệnh truyền giáo.
Phụng vụ hôm nay là một lời cầu lớn mà Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu để Người canh tân việc đổ tràn đầy Chúa Thánh Thần xuống. Mỗi người trong chúng ta, mỗi nhóm, mỗi phong trào, trong sự hài hòa của Giáo Hội, hãy hướng lên Thiên Chúa Cha để xin ơn ấy. Cả ngày nay nữa như khi mới nảy sinh, cùng với Đức Maria, Giáo Hội khẩn nài” Lậy Chúa Thánh Thần xin hãy đến, xin hãy đổ đầy con tim của các tín hữu Chúa và đốt lên trong đó ngọn lửa tình yêu! Amen.
Hàng trăm linh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho các tín hữu chịu Mình Thánh Chúa.
Sau lời nguyện cuối lễ Đức Tổng Giám Mục Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha đã cho họ sống kinh nghiệm gặp gỡ trong hai ngày. Đặc biệt vì ngài đã chỉ cho thấy con đường và kiểu cách tái rao truyền và làm chứng cho Tin Mừng giữa lòng thế giới.
Trước khi kết thúc thánh lễ Đức Thánh Cha đã nói: Anh chị em thân mến, lễ hội đức tin bắt đấu với buổi canh thức hôm qua và đạt tột đinh với bí tích Thánh Thể sáng nay, sắp kết thúc. Một lễ Hiện Xuống mới đã biến quảng trường thánh Phêrộ trở thành Nhà Tiệc Ly lộ thiên. Chúng ta đã cùng sống trở lại kinh nghiệm của Giáo Hội mới nảy sinh, hiệp nhật trong lời cầu nguyện cùng với Đức Maria Me Chúa Giêsu (x Cv 1,14). Cả chúng ta nữa trong sự khác biệt của các đặc sủng, chúng ta sống kinh nghiệm vẻ đẹp của tình hiệp nhất, chỉ là một. Đó là công trình của Chúa Thánh Thần, là Đấng luôn luôn canh tân sự hiệp nhất của Giáo Hội.
Tôi xin cám ơn tất cả các phong trào, cộng đoàn, đoàn thể, hiệp hội. Anh chị em là một ơn, và là sự phong phú cho Giáo Hội. Chính anh chị em là sự giầu có của Giáo Hội. Tôi đặc biệt cám ơn tất cả các anh chị em đến từ Roma và biết bao niêu miền khác trên toàn thế giới. Hãy luôn luôn đem theo sức mạnh của Tin Mừng! Đừng sợ hãi! Hãy luôn tươi vui và say mê đối với sự hiệp thông của Giáo Hội! Chúa phục sinh luôn ở với anh chị em và Đức Mẹ sẽ che chở anh chị em! Chúng ta hãy nhớ tới các anh chị em vùng Emilia Romagna, nạn nhân của trận động đất ngày 20 tháng 5 năm ngoái. Tôi cũng cầu nguyện cho Liên hiệp các hiệp hội thiện nguyện Italia chống ung thư.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã xông hương ảnh Đức Mẹ phần rỗi của dân Roma, trong khi cộng đoàn hát kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, rồi ngài ban phép lành cuối lễ cho tất cả mọi người.
Họ là các thành viên của 150 phong trào, hiệp hội và đoàn thể giáo dân trong Giáo Hội về Roma cử hành Năm Đức Tin. Hàng chục ngàn tín hữu không tìm được chỗ trong quảng trường đã đứng chật dọc đại lộ hòa giải, cho tới gần bờ sông Tevere. Cùng đồng tế thánh lễ với Đức Thánh Cha có hàng chục Hồng Y, Giám Mục và hàng trăm linh mục.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha đã làm phép nước xin Chúa chúc lành cho nước, là thụ tạo tuyệt vời Chúa đã dựng nên để trao ban phong phú cho đât đai, sự tươi mát và khuây khỏa cho thân xác con người, dấu chỉ lòng lành của Chúa, của sự giải thoát dân Chúa khỏi ách nô lệ bên Ai Cập, giải khát họ trong sa mạc, là hình ảnh của nước hằng sống, của giao ước mới và của bí tích tái sinh khởi đầu nhân loại mới, tự do khỏi sự thối nát của tội lỗi.
Sau đó các Phó Tế đã rảy nước thánh trên cộng đoàn trong khi ca đoàn Sistina hát thánh ca ”Tôi đã thấy nước chảy ra từ bên phải Đền Thờ, nước đó chảy tới những ai thì ban ơn cứu độ, và họ hát Halleluia.”
Các bài Sách Thánh đã được tuyên đọc bằng tiếng Tây Ban Nha và Anh. Phúc Âm được hát bằng tiếng Ý. Các bài thánh ca và ca tiếp liên được hát bằng tiếng Latinh.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói: trong ngày hôm nay chúng ta chiêm ngắm và sống lại trong phụng vụ biến cố Chúa Kitô phục sinh đổ Thánh Thần xuống trên Giáo Hội, một biến cố ơn thánh tràn đầy Nhà Tiệc Ly ở Giêrusalem để rồi lan tràn ra trên toàn thế giới.
Điều gì đã xảy ra trong ngày xa xưa ấy nhưng cũng gần gũi vì đạt tới con tim chúng ta? Thánh sử Luca trả lời cho câu hỏi này qua bài đọc Sách Công Vụ chúng ta vừa nghe (Cv 2,1-11). Thánh sử đưa chúng ta trở về Giêrusalem, lên tầng trên của phòng tiệc ly, nơi các Tông Đồ đang tụ họp. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã ghi nhận vài yếu tố trong Phúc Âm lôi kéo sự chú ý: tiếng động mạnh bất thình đến từ trời như tiếng gió thổi tràn đầy căn nhà và các lưỡi lửa chia ra đậu trên đầu từng Tông Đồ. Ngài nói:
Tiếng động và các lưỡi lửa là các dấu chỉ chính xác và cụ thể đụng chạm tới các Tông Đồ, không chỉ bề ngoài, nhưng cả trong nội tâm nữa; trong tâm trí. Hậu qủa là ”tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần”, là Đấng tỏa thoát ra sự năng động không thể cưỡng lại được của Người, với các kết qủa gây kinh ngạc: ”Họ bắt đầu nói các tiếng khác trong cách thức Thần Khí cho họ quyền diễn tả”. Khi đó mở ra trưởc chúng ta một quang cảnh hoàn toàn bất ngờ: một đám đông đã tụ tập lại và tràn đầy kinh ngạc, bởi vì mỗi người nghe các Tông Đố nói trong tiếng riêng của mình. Tất cả sống một kinh nghiệm mới, chưa từng xảy ra trước đó: “Chúng ta nghe họ nói trong ngôn ngữ của chúng ta”. Và họ nói về các việc vĩ đại của Thiên Chúa.
Tiếp tục bài giảng Đức Thánh Cha nêu bật ba từ gắn liền với hoạt động của Chúa Thánh Thần: đó là sự mới mẻ, hòa hợp và sứ mệnh rao truyền Tin Mừng. Sự mới mẻ luôn khiến cho chúng ta hơi sợ hãi, bởi vì chúng ta cảm thấy chắc chắn hơn, nếu chúng ta kiểm soát được mọi sự, nếu chính chúng ta là những người xây dựng, lên chương trình, dự tính cho cuộc sống chúng ta theo các lược đồ, các an ninh và sở thích của chúng ta. Và điều này cũng xảy ra với Thiên Chúa. Thường khi chúng ta theo Chúa, tiếp nhận Người, nhưng chỉ tới một điểm nào đó thôi; chúng ta khó mà tín thác nơi Người với sự tin tưởng tràn đầy bằng cách để cho Chúa Thánh Thần hoạt động; Người là linh hồn, là Đấng hướng đẫn cuộc sống chúng ta trong tất cả mọi lựa chọn. Chúng ta sợ rằng Thiên Chúa làm cho chúng ta đi theo các con đường mới, ra khỏi chân trời thường hạn hẹp, khép kín và ích kỷ của chúng ta, để rộng mở chúng ta cho các chân trời mới. Nhưng trong toàn lịch sử cứu độ, khi Thiên Chúa mặc khải, Người đều mang tới sự mới mẻ, biến đổi và xin chúng ta hoàn toàn tín thác nơi Người: ông Noê đóng tầu bị mọi người chê cười nhưng được cứu rỗi; tổ phụ Abraham bỏ quê hương chỉ với một lời hứa trong tay; ông Môshê đương đầu với quyền lực của pharaô và hướng dẫn dân Do thái tới sự tự do; các Tông Đồ sợ hãi đóng kín trong nhà tiệc ly, đi ra với lòng can đảm để loan báo Tin Mừng. Không phải sự sự mới mẻ vì cái mới mẻ, việc tìm kiếm cái mới để vươt thắng sự nhàm chán, như thường xảy ra trong thời đại chúng ta. Sự mới mẻ mà Thien Chúa đem vào trong cuộc sống chúng ta là điều được thực hiện thật sự, điều trao ban cho chúng ta niềm vui đích thực, sự thanh thản đích thực, bởi vì Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chỉ muốn thiện ích cho chúng ta. Chúng ta hãy thử hỏi xem chúng ta có rộng mở cho ”các ngạc nhiện của Thiên Chúa” hay không? Hay chúng ta đóng kín chính mình vì sợ hãi đối với sự mới mẻ của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có can đảm đi theo các con đường mới mà sự mới mẻ Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta, hay chúng ta bảo vệ mình đóng kín trong các cấu trúc tàn tạ vì đã mất khả năng tiếp đón?
Đề cập tới sự hòa hợp là hoa trái hoạt động của Chúa Thánh Thần Đức Thánh Cha nói: Một cách bề ngoài, xem ra Chúa Thánh Thần tạo ra sự mất trật tự trong Giáo Hội, bởi vì Người đem tới sự khác biệt các đặc sủng, các ơn; nhưng dưới hoạt động của Người tất cả điều này, trái lại, là một sự phong phú lớn, bởi vì Chúa Thánh Thần là Thần Khí của hiệp nhất; sự hiệp nhất không có nghĩa là sự đồng nhất, nhưng dẫn đưa tất cả tới sự hài hòa. Trong Giáo Hội Chúa Thánh Thần tạo ra sự hài hòa. Tội rất thích kiểu nói của Một giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần ”chính là sự hài hòa”. Chỉ có Người mới có thể dấy lên sự khác biệt, cái đa dạng, đồng thời lại tạo ra sự hiệp nhất. Cả ở đây nữa khi chúng ta muốn làm ra sự khác biệt, thì lại đóng kín trong các riêng tư của chúng ta, trong các chủ trương loại trừ của chúng ta và gây chia rẽ. Và khi chúng ta muốn tạo ra sự hiệp nhất theo các dự tính nhân loại của chúng ta, chúng ta kết thúc bằng việc tạo ra sự đồng nhất, đồng nhất hóa. Trái lại, nếu chúng ta để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, thì sự phong phú, sự đa dạng, sự khác biệt không bao giờ trở thành xung khắc, bởi vì Chúa Thánh Thần thúc đẩy sống sự đa dạng trong niềm hiệp thông của Giáo Hội. Việc đồng hành trong Giáo Hội, được hướng dẫn bởi các Chủ Chăn có một đặc sủng và sứ vụ đặc biệt, là dấu chỉ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Giáo hội tính là một đặc thái nền tảng đối với mỗi một kitô hữu, đối với mỗi một cộng đoàn và phong trào. Chính Giáo Hội đưa Chúa Kitộ tới cho tôi và đưa tôi tới với Cháu Kitô. Các con đường song song nguy hiểm! Khi ta mạo hiểm vượt qúa giáo lý và Cộng đoàn giáo hội và không ở trong chúng, thì ta không hiệp nhất với Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô (x. 2 Ga 9). Như thế chúng ta hãy tự vấn xem tôi có rộng mở cho sự hòa hợp của Chúa Thánh Thần, bằng cách thắng vượt mọi chủ trương riêng tư không? Tôi có để cho Người hướng dẫn tôi sống trong Giáo Hội và với Giáo Hội hay không?
Điểm sau cùng là sứ mệnh rao truyền Tin Mừng. Đức Thánh Cha nói: Các thần học gia xưa kia nói: linh hồn là một loại thuyền buồm, Chúa Thánh Thần là gió thổi vào cánh buồm để làm cho thuyền tiến tới, các thúc đẩy của gió là các ơn của Thần Khí. Không có sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, không có ơn thánh của Người, chúng ta không tiến tới. Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta bước vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa hằng sống và cứu chúng ta khỏi nguy hiểm của một Giáo Hội vô ngộ và tự quy chiếu về chính mình, đóng kín trong tường rào của mình. Người thúc đẩy chúng ta mở cửa để ra ngoài, để loan báo và làm chứng cho cuộc sống mới của Tin Mừng, để thông truyền niềm vui của đức tin, của cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô. Chúa Thánh Thần là linh hồn của sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Điều đã xảy ra tại Giêrusalem cách đây 2000 năm không phải là một sự kiện xa chúng ta, mà là một sự kiện đạt tới chúng ta, mà mỗi người trong chúng ta kinh nghiệm. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống trong Nhà Tiệc Ly tại Giêrusaém chỉ là sự khởi đầu, một sự khởi đầu kéo dài. Chúa Thánh Thần là ơn tuyệt diệu Chúa Kitô phục sinh ban cho các Tông Đồ, nhưng Người muốn nó đến với tất cả mọi người. Chúa Giêsu nói Người sẽ xin Thiên Chúa Cha ban Đấng ủi an để Người ở cùng các môn đệ luôn mãi (Ga 14,16). Chúa Thánh Thần là ”Đấng an ủi” trao ban can đảm để chúng ta rong ruổi trên các nẻo đường thế giới và loan báo Tin Mừng. Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trông thấy chân trời, và thúc đẩy chúng ta đi tới các vùng ngoại ô cuộc đời để loan báo cuộc sống của Chúa Giêsu Kitô. Chúng ta hãy tự vấn xem chúng ta có khuynh hướng khép kín trong chính mình, trong nhóm của mình, hay chúng ta để cho Chúa Thánh Thần rộng mở cho sứ mệnh truyền giáo.
Phụng vụ hôm nay là một lời cầu lớn mà Giáo Hội dâng lên Thiên Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu để Người canh tân việc đổ tràn đầy Chúa Thánh Thần xuống. Mỗi người trong chúng ta, mỗi nhóm, mỗi phong trào, trong sự hài hòa của Giáo Hội, hãy hướng lên Thiên Chúa Cha để xin ơn ấy. Cả ngày nay nữa như khi mới nảy sinh, cùng với Đức Maria, Giáo Hội khẩn nài” Lậy Chúa Thánh Thần xin hãy đến, xin hãy đổ đầy con tim của các tín hữu Chúa và đốt lên trong đó ngọn lửa tình yêu! Amen.
Hàng trăm linh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho các tín hữu chịu Mình Thánh Chúa.
Sau lời nguyện cuối lễ Đức Tổng Giám Mục Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha đã cho họ sống kinh nghiệm gặp gỡ trong hai ngày. Đặc biệt vì ngài đã chỉ cho thấy con đường và kiểu cách tái rao truyền và làm chứng cho Tin Mừng giữa lòng thế giới.
Trước khi kết thúc thánh lễ Đức Thánh Cha đã nói: Anh chị em thân mến, lễ hội đức tin bắt đấu với buổi canh thức hôm qua và đạt tột đinh với bí tích Thánh Thể sáng nay, sắp kết thúc. Một lễ Hiện Xuống mới đã biến quảng trường thánh Phêrộ trở thành Nhà Tiệc Ly lộ thiên. Chúng ta đã cùng sống trở lại kinh nghiệm của Giáo Hội mới nảy sinh, hiệp nhật trong lời cầu nguyện cùng với Đức Maria Me Chúa Giêsu (x Cv 1,14). Cả chúng ta nữa trong sự khác biệt của các đặc sủng, chúng ta sống kinh nghiệm vẻ đẹp của tình hiệp nhất, chỉ là một. Đó là công trình của Chúa Thánh Thần, là Đấng luôn luôn canh tân sự hiệp nhất của Giáo Hội.
Tôi xin cám ơn tất cả các phong trào, cộng đoàn, đoàn thể, hiệp hội. Anh chị em là một ơn, và là sự phong phú cho Giáo Hội. Chính anh chị em là sự giầu có của Giáo Hội. Tôi đặc biệt cám ơn tất cả các anh chị em đến từ Roma và biết bao niêu miền khác trên toàn thế giới. Hãy luôn luôn đem theo sức mạnh của Tin Mừng! Đừng sợ hãi! Hãy luôn tươi vui và say mê đối với sự hiệp thông của Giáo Hội! Chúa phục sinh luôn ở với anh chị em và Đức Mẹ sẽ che chở anh chị em! Chúng ta hãy nhớ tới các anh chị em vùng Emilia Romagna, nạn nhân của trận động đất ngày 20 tháng 5 năm ngoái. Tôi cũng cầu nguyện cho Liên hiệp các hiệp hội thiện nguyện Italia chống ung thư.
Tiếp đến Đức Thánh Cha đã xông hương ảnh Đức Mẹ phần rỗi của dân Roma, trong khi cộng đoàn hát kinh Lậy Nữ Vương Thiên Đàng, rồi ngài ban phép lành cuối lễ cho tất cả mọi người.
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét