Ông bà anh chị em thân mến. Bài
Tin mừng hôm nay đề cập đến ba vấn đề rất quan trọng cho đời sống Ki-tô hữu chúng
ta, đó là: lề luật, tình yêu và cuộc sống đời đời. Như chúng ta vừa nghe một người thông luật hỏi
Chúa Giê-su: “Thưa Thầy tôi phải làm gì để được sự sống đời đời?” Chúa Giê-su
đã hướng dẫn ông đến giới răn yêu thương mà Lề Luật dạy: “Hãy yêu mến Chúa là
Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn người, và hãy
thương mến anh em như chính mình.”
Nhưng người thông luật đã hỏi Chúa: “Ai là anh em của tôi?” Chúng ta thấy Chúa Giêsu đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của ông, nhưng Chúa kể dụ ngôn người Samarita nhân hậu để trả lời cho ông, và dạy chúng ta là những người tin vào Chúa: tình thương phải trải rộng đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ, và những người thù ghét chúng ta nữa.
Nhưng người thông luật đã hỏi Chúa: “Ai là anh em của tôi?” Chúng ta thấy Chúa Giêsu đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của ông, nhưng Chúa kể dụ ngôn người Samarita nhân hậu để trả lời cho ông, và dạy chúng ta là những người tin vào Chúa: tình thương phải trải rộng đến tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, mầu da, ngôn ngữ, và những người thù ghét chúng ta nữa.
Chúng ta biết vào thời đó, cũng như
ngày nay, có những sự thù nghịch giữa người Do thái và Samaritan. Người Do thái khinh thường và coi người
Samaritan là những kẻ thù. Trong bài Tin
mừng tuần trước, các môn đệ đã xin Chúa cho lửa thiêu đốt những người trong
thành này, khi họ từ chối không chấp nhận Chúa và các môn đệ, những Chúa đã quở
trách họ. Hành động của người Samaritan,
mà người Do thái luôn có thái độ khinh khi và thù ghét, đối với người Do thái bị
nạn, hoàn toàn khác với hành động của các người thông luật, Pharisêu, luật sĩ đối
với người bị nạn cùng chủng tộc, cùng cộng đoàn với họ. Hành động của người
Samaritan rất nhân hậu và chan chứa tình yêu mến, hoàn toàn khác với thái độ
“tránh qua mà đi”, thái độ dửng dưng, tránh né và vô cảm của những người cùng một
chủng tộc.
Như chúng ta biết, trong cuộc sống
nếu ai thích, thân và thương chúng ta, thì chúng ta cũng đối xử lại như vậy. Ngược lại, nếu ai chống đối hay thù ghét
chúng ta, hay chúng ta chống đối, thù ghét người nào, thì chúng ta lánh xa hay
tìm cách trả thù. Thường ngày, trên báo
chí, truyền hình hay internet, chúng ta thấy có những sự trả thù, khủng bố, và
chém giết nhau giữa những quốc gia, những sự xung đột giữa những người cùng một
chủng tộc, cùng một cộng đồng, cùng một tôn giáo hay cùng một gia đình.
Đối với người Kitô hữu chúng ta thì
khác, Chúa dạy chúng ta yêu thương Thiên Chúa như một người Cha, và yêu thương
kẻ khác như anh chị em. Chúng ta nghe sau câu chuyện, Chúa Giêsu đã hỏi người thông luật:“Vậy ai là anh em của người bị rơi vào tay bọn
cướp?” Người thông luật trả lời: “Kẻ
đã tỏ lòng thương xót với người ấy.” Chúa Giêsu bảo
ông và dạy chúng ta: “Ông hãy đi, và làm như vậy.” Người Samaritan đã trở nên
bạn, anh em với người bị nạn.
Chúng ta phải hiểu và ý thức rằng
yêu thương không phải là cho đi một cái gì, nhưng là yêu thương với tất cả con
tim, biết hy sinh, từ bỏ, cảm thông, tha thứ, quên mình, hiến thân phục vụ tha
nhân. Chính Chúa Giê-su đã làm gương hy sinh, từ bỏ, hiến thân cho nhân loại. Trong Tin mừng thánh Gioan, Chúa đã cho chúng
ta biết: “Không có tình yêu nào cao quí bằng tình yêu của người
hiến mạng sống vì người mình yêu.”( Ga 15, 13 ). Người Ki-tô hữu phải biết hy sinh, từ bỏ và
hiến mạng sống hay bản thân, để phục vụ mới có giá trị. Con người càng ích kỷ,
hẹp hòi, càng tìm bản thân mình, thì càng đánh mất chính mình, và cuộc sống
luôn bất an, không hạnh phúc.
Trong ba vấn đề quan trọng cho cuộc sống Ki-tô hữu: lề luật, tình yêu và cuộc sống vĩnh cửu, thì vấn đề chính yếu nhất đó là tình yêu. Thứ nhất, tình yêu có thể đưa con người đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu. Nếu chúng ta có lòng yêu mến Chúa trên hết, trước hết trong cuộc sống, và với tất cả tâm hồn và thể xác, thì chúng ta sẽ thành tâm thực hành lời Chúa, đức tin của chúng ta sẽ sống động, sinh nhiều hoa quả tốt đẹp, và chắc chắn sẽ đạt được hạnh phúc vĩnh cửu. Và thứ nhì, tình yêu sẽ giúp chúng ta chu toàn lề luật một cách thành tâm và trong sự vui mừng. Nếu chúng ta có lòng yêu mến Chúa thì chúng ta sẽ vui mừng sống theo luật Chúa hay hy sinh, phục vụ làm sáng danh Chúa. Không có lòng yêu mến Chúa chân thành, chúng ta sẽ không thể tìm thấy bình an, hy vọng và sẽ không có sự sống đời đời. Không có tình yêu mến Chúa, thì luật lệ, lời Chúa và giáo huấn của Chúa chỉ là một cái ách đè nặng con người, và làm chúng ta khó chịu.
Chúng ta cũng phải biết rằng tình yêu thương và lòng
nhân hậu là những điều rất cần thiết cho đời sống Ki-tô hữu chúng ta. Chính tình yêu mến và nhân hậu quyết định sự
bình an, hạnh phúc, vui mừng cũng như hòa thuận trong gia đình, tạo sự hiệp nhất
trong cộng đoàn và đem lại hòa bình cho thế giới. Nhưng gia đình chúng ta vẫn bất hòa, không có
hạnh phúc, cộng đoàn, giáo xứ vẫn có sự chia rẽ và thù ghét, thế giới còn hận
thù tranh chấp. Như vậy, chúng ta chưa
thành tâm sống giới răn yêu thương của Chúa.
Giới răn yêu thương là chân lý, nền tảng của Ki-tô giáo. Mọi Kitô hữu phải sống tình thương bằng những việc làm tỏa sáng, nếu không họ chỉ là những Kitô hữu giả hiệu. Thánh Gioan đã định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu” vì vậy, người Ki-tô hữu phải bắt chước Chúa sống tình yêu bằng những việc bác ái, hy sinh, và có lòng nhân từ, quảng đại, để qua chúng ta, người khác, những người chung quanh, biết Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa tình yêu, tất cả mọi người là anh chị em, và chúng ta sẽ được hưởng cuộc sống đời đời.
Lm. Quản Nhiệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét