“Con bỏ đi mấy ngày rồi?”
“Thưa cô ba ngày”.
“Có lẽ ba ngày vừa rồi khá dài với con, có phải không?”
“Chẳng có gì là dài cô à. Con đi ba ngày, nhưng con ở nhà cũng chẳng khác gì đi. Đi thế này còn thoải mái hơn!”
“Ồ, vậy mà cô không biết. Nhưng con có thể cho cô biết con thoải mái làm sao không?”
“Thưa cô ba ngày”.
“Có lẽ ba ngày vừa rồi khá dài với con, có phải không?”
“Chẳng có gì là dài cô à. Con đi ba ngày, nhưng con ở nhà cũng chẳng khác gì đi. Đi thế này còn thoải mái hơn!”
“Ồ, vậy mà cô không biết. Nhưng con có thể cho cô biết con thoải mái làm sao không?”
“Thì không bị ai lên lớp. Không bị đem ra so sánh. Không bị bắt
phải thế này thế nọ. Không bị bực mình…”
“Sao con lại bực mình. Ai làm con bực mình?”
“Con hỏi cô nhé. Cô có bực mình không khi mọi ý kiến, lời nói của cô đều bị xem như con nít, như không đáng giá.. Con lớn rồi, con có suy nghĩ của con. Con làm thì con chịu”.
“Thế à! Vậy việc bỏ đi của con thế này ba mẹ có biết không?”
“B..iế…t” – Em dài giọng.
“Ủa, biết mà ba mẹ em không có phản ứng gì sao?
“Con có nói rằng con sẽ đi, nhưng ba mẹ con không tin. Ổng bả không tin con dám bỏ đi”.
“Vậy à? Bây giờ cô muốn con cho cô biết lý do con gọi điện cho cô lúc này, được không?” “À… Con gọi điện cho cô vì cô lắng nghe con…”
“Sao con lại bực mình. Ai làm con bực mình?”
“Con hỏi cô nhé. Cô có bực mình không khi mọi ý kiến, lời nói của cô đều bị xem như con nít, như không đáng giá.. Con lớn rồi, con có suy nghĩ của con. Con làm thì con chịu”.
“Thế à! Vậy việc bỏ đi của con thế này ba mẹ có biết không?”
“B..iế…t” – Em dài giọng.
“Ủa, biết mà ba mẹ em không có phản ứng gì sao?
“Con có nói rằng con sẽ đi, nhưng ba mẹ con không tin. Ổng bả không tin con dám bỏ đi”.
“Vậy à? Bây giờ cô muốn con cho cô biết lý do con gọi điện cho cô lúc này, được không?” “À… Con gọi điện cho cô vì cô lắng nghe con…”
Thế đấy, câu chuyện của tôi và em vẫn còn tiếp tục và “lắng
nghe” là mấu chốt vấn đề mà tôi khám phá ra trong nỗi bất mãn của em.
Tôi khám phá ra em cảm thấy không ai lắng nghe mình. Mà quan
trọng hơn, em cũng không biết lắng nghe chính em. Trong góc độ giáo dục, tôi
trân trọng những cảm xúc của em, quan điểm của em, nhưng đồng thời tôi cũng
thấy mình cần phải hướng dẫn em để có cảm xúc đúng và quan điểm đúng.
Trong thực tế tôi đã từng chứng kiến có bao ông bố bà mẹ phải
đau khổ vì con cái không nghe, không hiểu mình. Bên cạnh đó, cũng có bao đứa
trẻ khổ sở vì mình không được hiểu, không được lắng nghe.
Để giải mã cho những nỗi buồn chính đáng này, mà tôi muốn chia
sẻ với quý phụ huynh về “nghệ thuật lắng nghe trong giáo dục”.
Nghe là chấp nhận để người khác có mặt trong
cuộc đời mình
Cơ sở để chúng ta chấp nhận lắng nghe người khác đó là vì họ là
một con người độc đáo, khác biệt với ta, nhưng lại can hệ đến chúng ta. Thế
nhưng nhiều khi phụ huynh lại quên khuấy điều này. Ta chỉ nhìn con cái như một
đứa con, mà không nghĩ nó là một con người với đầy nỗi băn khoăn rất riêng, rất
đáng quan tâm. Cho nên, cha mẹ thường nói những câu đại loại như: “Con cứ hay
vớ vẩn”, “Toàn là chuyện con nít”, “Con khỏi nói, mẹ biết rồi. Con lúc nào cũng
thế”, “Bố có mắt con ạ!…”.
Khi lắng nghe người khác, thì có nghĩa là ta chấp nhận mất một
khoảng thời gian trong quỹ thời gian của mình. Khi nghe chuyện người khác, ta
chấp nhận đem chuyện người khác thêm vào đống vấn đề vốn phức tạp của chúng ta.
Do vậy, phải có tấm lòng quảng đại hy sinh lắm mới biết lắng nghe thật sự, theo
chiều sâu.
Nghe để hiểu mình và người khác
Là người ai cũng muốn được hiểu, được đón nhận và được mến yêu.
Khi được yêu ta thấy mình có giá trị trước mặt người khác. Khi được đánh giá ta
thấy tự tin hơn để làm bất cứ việc gì. Không chỉ là tác động ỏ bên ngoài phấn
khích ta, nhưng cảm giác được hiểu sẽ khơi dậy tận bên trong con người ta khả
năng thấu hiểu và thông cảm với những người khác. Và cũng vậy, khi được lắng
nghe ta sẽ có khả năng lắng nghe chính mình và người khác. Lắng nghe, thấu hiểu
là những khả năng mang tính xã hội, ta không thể nào học một mình, mà cần có ai
đó dạy ta. Bài học về lắng nghe và thấu hiểu không cần đến nhiều lời nhưng rất
cần đến những kinh nghiệm cụ thể, những thái độ cụ thể trong tương quan hằng
ngày.
Ta chấp nhận là con người, ai cũng có những cảm xúc buồn vui,
ngỡ ngàng, nóng giận… nhưng làm thế nào để tâm hồn luôn bình an thanh thản giữa
những sóng gió của cảm xúc, thì đó là cả một nghệ thuật sống, mà nhiều nhà tâm
lý khẳng định: Con người học để lắng nghe và thấu hiểu chính mình cũng như
người khác từ những ngày đầu tiên thời thơ ấu.
Lọt lòng mẹ, em bé không biết nói mình cần gì, cũng không biết
diễn tả mình cảm thấy gì. Ngôn ngữ của em là tiếng khóc, khi hài lòng thì ngủ
ngon, nhoẻn miệng cười. Từ những dấu hiệu này mà những người chăm sóc em tìm
cách đáp ứng những nhu cầu em cần. Thấy mình được đáp ứng những nhu cầu này, tự
nhiên trong em trào lên cảm xúc được yêu, được lắng nghe và thấu hiểu. Bài học
này em tiếp tục học khi lớn lên, thông qua những cảm xúc được diễn tả bằng lời,
và rồi được người thân ở bên cạnh lắng nghe, hướng dẫn.
Giáo dục khả năng biết lắng nghe mình và người
khác
1. Từ những gì con người được đón nhận, họ bắt đầu kinh
nghiệm để học cách cho đi
Một đứa trẻ ba tuổi, rất yêu và gắn bó với mẹ. Mẹ em thường lắng
nghe em và hướng dẫn em từng điều nhỏ, rất nhỏ. Một hôm, em từ trường mẫu giáo
trở về với gương mặt buồn rầu. Người mẹ dang rộng cánh tay đón em, với cung
giọng trìu mến mẹ hỏi: “Con gái yêu của mẹ, lại đây, con có chuyện gì buồn phải
không?”. Thời gian sau, khi gia đình em có chuyện buồn, người mẹ buồn rầu không
nói. Nép mình sau cánh cửa, em nhìn ngắm mẹ. Vừa thấy mẹ đi vào, ngay lập tức
em chạy tới, đôi tay dang rộng, miệng tươi cười nói: “Mẹ yêu của con, mẹ lại đây,
mẹ có chuyện gì buồn phải không mẹ?”.
Bài học lắng nghe và thấu hiểu của người mẹ trong cuộc sống đã
ăn sâu vào tiềm thức của em, và trở thành lối ứng xử. Chắc chắn em cũng bén
nhạy và tinh tế trong khả năng lắng nghe và thấu hiểu đối với người khác như thế.
2.
Hãy tập cho con những khoảnh khắc lắng nghe bản thân mình
Người trẻ có những suy nghĩ của em, có thể chưa chuẩn, nhưng em
đòi được tôn trọng và dễ cho mình là đúng. Để giúp em có cái nhìn toàn diện và
đúng đắn hơn, cha mẹ không nên quát tháo hay đóng lại ý kiến của em, nhưng tốt
nhất là đối thoại với em.
Trong cuộc đối thoại này, lắng nghe là quan trọng. Vì khi nghe
em lý luận, cha mẹ hiểu được logic trong tư duy của em, từ đó hướng dẫn em.
Cách thức hữu hiệu để trao đổi vói em là đặt các câu hỏi như: Chuyện gì thế
con? Con đã hành động thế nào? Con cảm thấy làm sao? Theo con, cách ứng xử đó
đã là tốt nhất chưa? Có giải pháp nào tốt hơn không? Con có lắng nghe cảm xúc
của bạn/cha/ mẹ… không? Theo con họ cảm thấy thế nào?…
Đôi khi cha mẹ nên hỏi con cái về chính những vấn đề của gia
đình. Đặt câu hỏi và lắng nghe suy tư, ý kiến và giải pháp từ con cái. Lối
hướng dẫn này sẽ giúp các trẻ mau trưởng thành và chín chắn trong cuộc sống.
Còn nếu các thanh thiếu niên không cảm thấy được hiểu và được lắng nghe trong
gia đình, nơi giáo xứ, nơi trường học, các em sẽ đi tìm trong các mối tương
quan xa xôi trên internet, mà chúng ta không kiểm soát được. Nếu như những nỗi
buồn hay bất mãn không thể kiềm chế rất có thể sẽ đẩy các em đến chọn lựa rượu
bia, ma túy, cờ bạc… như cách thức để giải khuây.
Các bậc cha me và những nhà giáo dục chúng ta
cần lưu ý
Khi thấy con em không lắng nghe, chúng ta đừng vội bỏ cuộc. Hãy
đặt câu hỏi trên cách thức và thái độ lắng nghe của chúng ta.
Nhiều khi chúng ta muốn kiểm soát hơn là muốn lắng nghe thực sự.
Nhiều khi ta chỉ muốn nghe các em nói đến cảm xúc tích cực, vậy khi các em cảm
thấy buồn chán và muốn buông xuôi, đó là những lúc các em dễ gặp nguy hiểm hơn
cả thì các em tìm ai để chia sẻ???
Vậy trước tiên, chúng ta hãy vun trồng khả năng lắng nghe chính
mình, suy tư và ý thức về những cảm xúc đang diễn ra nơi chính chúng ta. Biết
đón nhận và gọi tên những gì tiêu cực nơi bản thân để có thể biết lắng nghe và
thấu hiểu người khác.
Nhật
Tâm
Chuyên đề Don Bosco số 33
Chuyên đề Don Bosco số 33
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét