Đôi khi có những đoạn văn trong Thánh Kinh làm bạn thắc mắc:
Đây thực sự là lời của Chúa hay sao? Tại sao lại có đoạn này trong Kinh Thánh? Có bài học gì ở đây?
Ví dụ những đoạn được đưa vào kinh phụng vụ, với những câu Thánh vịnh như xin Chúa đập đầu con cái quân thù vào đá.
Những câu này làm sao mời gọi chúng ta yêu mến kẻ thù của mình được?
Còn trong sách ông Gióp, trong nỗi thất vọng, ông đã nguyền rủa không chỉ ngày ông được sinh ra mà cả việc bất kỳ ai được sinh ra nữa.
Đây thực sự là lời của Chúa hay sao? Tại sao lại có đoạn này trong Kinh Thánh? Có bài học gì ở đây?
Ví dụ những đoạn được đưa vào kinh phụng vụ, với những câu Thánh vịnh như xin Chúa đập đầu con cái quân thù vào đá.
Những câu này làm sao mời gọi chúng ta yêu mến kẻ thù của mình được?
Còn trong sách ông Gióp, trong nỗi thất vọng, ông đã nguyền rủa không chỉ ngày ông được sinh ra mà cả việc bất kỳ ai được sinh ra nữa.
Cũng tương tự như thế, trong một vài đoạn văn phổ biến, chúng ta thấy Qoheleth khẳng định rằng tất cả mọi sự trong cuộc đời chúng ta và trong đời sống thế gian, đơn thuần chỉ là phù hoa, là cơn gió, hư ảo, vô thực và chẳng sinh kết quả gì.
Có bài học gì ở đây?
Rồi, trong Tin Mừng, có những đoạn các tông đồ, nản lòng vì những chống báng, đã xin Chúa Giêsu cho lửa từ trời xuống hủy diệt những người vốn là đối tượng mục vụ của họ.
Đây thật khó là một mẫu mực cho mục vụ!
Vậy tại sao những đoạn văn này lại có trong Kinh Thánh?
Vì chúng cho chúng ta một sự cho phép thần thiêng để cảm nhận những cảm giác đôi khi đến trong chúng ta,
và chúng cho chúng ta những khí cụ thiêng liêng để giải quyết những khiếm khuyết và bất mãn trong đời mình.
Thật vậy, chúng vừa quan trọng vừa an ủi vì khi nhìn theo cách ẩn dụ, chúng cho chúng ta một thang âm đủ dài để chơi trọn hết mọi bản nhạc đời sống chúng ta cần phải có trong đời.
Chúng cho chúng ta lời than van và cầu nguyện cần có để kêu lên
khi đối diện với tình trạng bất mãn mình phải chịu,
đối diện với cái chết, bi kịch, và các cơn khủng hoảng.
Tôi xin đưa ra một ví dụ đơn giản, một người bạn của tôi đã chia sẻ câu chuyện này: Mới đây, ông đi lễ với cả nhà, có cả đứa con trai 7 tuổi Michael, và mẹ ông là bà nội của Michael.
Rồi, Michael, ngồi kế bên bà nội, thì thầm nhưng rõ to rằng: “Con chán quá!”
Bà nội kéo cháu lại và nhẹ nhàng la: “Con không chán đâu!” như thể bầu khí thiêng liêng ở nhà thờ và tính quyền uy ở đó có thể thay đổi được bản tính con người vậy.
Nhưng chúng không thể. Khi chúng ta chán, chúng ta cứ chán!
Và đôi khi, chúng ta cần có sự chấp thuận của Chúa để cảm nhận những cảm giác bộc phát trong lòng chúng ta.
Vài năm về trước, trong thiện ý cao cả, một dòng tu tôi biết, muốn cải thiện các Thánh vịnh mà họ thường đọc trong kinh nhật tụng để nhằm tránh các yếu tố gây giận dữ, thù hằn, và chiến tranh. Dòng đã chỉ định một vài học giả Kinh Thánh trong dòng đảm trách việc này, nên đó là việc rất hàn lâm và nghiêm túc.
Họ thành công, và tác phẩm mới rất hàn lâm và nghiêm túc, đã loại được hết những chủ đề bạo lực, báo thù, giận dữ và chiến tranh,
nhưng nó như các tấm thiệp chúc mừng hơn là những lời cầu nguyện thể hiện đời sống và cảm xúc thật của con người.
Chúng ta không phải lúc nào cũng lạc quan, độ lượng, và đầy thành tín.
Nhiều lúc, chúng ta thấy giận dữ, chua cay, và oán hờn.
Chúng ta cần có một sự chấp thuận thiêng liêng để cảm nhận như thế (dù không hành động như thế) và để cầu nguyện thật lòng.
Cha mẹ tôi, và hầu hết mọi người cùng thế hệ với họ, mỗi ngày trong lời cầu nguyện, đều thốt lên những từ này:
Con xin dâng lên những đau buồn, thở than, khóc lóc trong thung lũng đầy nước mắt.
Thế hệ chúng ta lại có khuynh hướng xem đó là chuyện không lành mạnh, lại còn phỉ báng vẻ đẹp và niềm vui sống cũng như nhãn quan mà đức tin đem lại cho chúng ta.
Nhưng cả một sự phong phú ẩn tàng trong lời cầu nguyện đó. Khi cầu nguyện như thế, người ta chấp nhận khía cạnh để chấp nhận giới hạn đời mình.
Lời cầu nguyện đó là dụng cụ biểu trưng để đối diện với tình trạng bất mãn, và đôi khi tôi cho rằng, chúng ta đã không truyền lại đủ điều này cho con cháu mình.
Quá nhiều người trẻ ngày nay, chưa bao giờ được trao cho các dụng cụ này để họ đương đầu với nỗi chán chường, bất mãn và họ cũng không chấp nhận có khía cạnh thiêng liêng để cảm nhận đúng những cảm giác của mình. Đôi khi, với ý hướng hoàn toàn tốt, chúng ta lại cho con cái của mình công viên Disney Land hơn là trao cho chúng Tin mừng.
Trong sách Ai Ca, chúng ta thấy một đoạn văn nhìn qua thì tiêu cực, nhưng ngược lại, khi đối diện với cái chết và bi kịch, thì có lẽ đó là đoạn văn đem lại nhiều an ủi nhất.
Đoạn văn đó đơn giản nói rằng, đôi khi trong đời, tất cả những gì chúng ta có thể làm là vùi miệng trong bụi đất và chờ đợi!
Đây là lời khuyên, nói ra từ miệng của kinh nghiệm và của đức tin.
Nhà thơ Rainer Marie Rilke, đã viết những câu này cho một người bạn đang phải đối diện với cái chết của người thân yêu, và không biết phải tìm nguồn an ủi nơi đâu.
Tôi phải làm gì với tất cả đau thương này?
Rilke trả lời rằng: “Đừng sợ phải chịu đau khổ, hãy trả gánh nặng đó lại cho sức nặng của địa cầu, núi non là nặng nề, biển khơi là nặng nề.”
Đôi khi đời là vậy, và chúng ta cần có sự chấp thuận của Thiên Chúa để cảm nhận gánh nặng đó.
J.B. Thái Hòa dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét