Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Mùa Vọng, đôi nét nên biết

 […]Cũng giống như Mẹ Maria, chúng ta dành mùa Vọng như một khoảng thời gian dừng lại, phản tỉnh và chuẩn bị đón nhận món quà Tình yêu của Thiên Chúa đến với chúng ta qua Hài nhi Giêsu.

Lịch sử về Mùa Vọng


Không có một nguồn gốc lịch sử chắc chắn về Mùa Vọng; vào thời điểm trước cuối thể kỷ thứ IV, không có bằng chứng nào tồn tại xung quanh dịp lễ mừng Thiên Chúa hạ sinh cả.

Một số bài giảng và công đồng đã diễn ra có đề cập tới một thời gian phụng vụ cụ thể trước Giáng Sinh, nhưng không hề đưa ra một quy luật nào cho tới khi một lưu ý trong những phần Thánh Lễ xuất hiện trong thời đại của Đức Thánh Giáo Hoàng Grêgêriô VII từ năm 1073-1085.


Giống như mùa Chay, thời của ăn chay và hy sinh, Giáo hội thời sơ khai đã thúc giục các tín hữu dành thời gian này để dọn lòng mình chờ đón Đức Kitô. Những thực hành của họ nhắc nhớ rằng, chúng ta cũng được mời gọi để chú tâm tới sứ điệp hoán cải và thời cánh chung. Điều này dường như ngược lại với những cung cách phung phí trong việc ăn uống, mua sắm, tổ chức tiệc tùng hay vui vẻ khi Giáng sinh đến gần!


Những truyền thống trong mùa Vọng


Bốn tuần mùa Vọng được xem như biểu tượng hoá của bốn ngàn năm bóng tối trước khi Đức Kitô đến. Chúng ta bài trí khung cảnh giáng sinh, những cây nến sáng, và trang trí vòng hoa mùa Vọng trong nhà để biểu thị sự hiện diện của Đức Kitô đang đến trong bóng tối của tội lỗi và đau khổ. Bốn cây nến tô điểm cho một vòng hoa mùa Vọng, mỗi tuần một cây. Cây thứ năm đôi khi được đặt ở trung tâm dành cho việc khởi đầu của mùa Giáng Sinh.


Các màu sắc của mùa Vọng được mặc bởi các phó tế và linh mục, và được trang trí cho nhà thờ. Chúng tượng trưng cho những cây nến vốn đặt xung quanh vòng hoa mùa Vọng:

  • Màu tím: màu của trung thành, sám hối và ăn chay (tuần thứ nhất, thứ hai và thứ tư mùa Vọng).
  • Màu hồng: màu của niềm vui đầy tràn (tuần thứ 3 mùa Vọng, thường được biết tới như Chúa nhật Gaudete – tức là niềm vui trong tiếng Latin)
  • Màu Trắng: ánh sáng và sự tinh tuyền (cây nến Đức Kitô, cây nến trung tâm làm mùa Vọng tròn đầy và khởi đầu mùa Giáng Sinh).

Kinh Thánh và các giờ kinh trong mùa Vọng


Có ba chủ đề chủ đạo trong suốt mùa Vọng khi chúng ta kiên trì chờ đợi Đức Kitô đang đến: chúng ta mong chờ Đấng Messiah, được mời gọi tỉnh thức cho việc đến lần thứ hai của Đức Giêsu, và suy niệm về sự hiện diện của Đức Kitô trong cuộc sống hiện tại của chúng ta. Các bài đọc Kinh thánh cho bốn tuần mùa Vọng và các giờ kinh Phụng vụ xoay quanh hai chủ đề đầu. Các bài đọc khuyến khích sự chuẩn bị thích hợp, hướng về ân sủng và sự khiêm hạ của Đức Maria, cho chúng ta thấy phải yêu mến Thiên Chúa nơi cuộc nhập thể như thế nào và nhận ra vinh quang của Đức Giêsu, cách thức mà ngài giải thoát chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự vô ơn. Chúng ta lắng nghe tiên tri Isaiah và để cho sứ điệp thúc giục của thánh Gioan Tẩy giả trong các Tin Mừng lôi cuốn.


Cần lưu tâm đến việc chúng ta có thể lớn lên như thế nào về đàng thiêng liêng trong suốt mùa mà chúng ta có thể bận rộn với việc mua bán này. Hãy dành thời gian thinh lặng và phản tỉnh mỗi ngày với Kinh Thánh, một giờ cầu nguyện sốt sắng hay với một vị thánh trong mùa Vọng. Hãy dừng lại và chiêm ngắm khung cảnh Giáng sinh. Điều gì giống với khung cảnh ấy để hình dung về cuộc hành trình của Đức Maria và thánh Giuse và để ở lại khung cảnh ấy như hài nhi Giêsu đi vào thế giới? thánh Inhã đã có một lòng sùng kính sâu xa khi ở trong khung cảnh Giáng Sinh, như chúng ta thấy trong Linh Thao. Suy xét việc cầu nguyện với các vị thánh giống như ngài, với các giờ kinh Phụng vụ, hay với bài thánh ca tuần cuối trước Giáng Sinh. Một hành trình cầu nguyện với Thánh Gia thất và Giáo hội trong suốt mùa Vọng sẽ đưa tới những món quà của sự biết ơn và niềm vui khi chúng ta bước vào mùa Giáng Sinh.


Chuyển ngữ: Joseph Trần Ngọc Huynh, S.J.

Nguồn: https://www.loyolapress.com/our-catholic-faith/liturgical-year/advent/about

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm ....