Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012

Thiết lập mối quan hệ riêng tư với từng đứa con


Trong suốt những giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ, cha mẹ có thể nhận thấy trong số những đứa con của mình có những đứa dễ gần gũi hơn, đặc biệt khi tính tình của chúng giống với cha mẹ, hoặc chúng có những sở thích giống cha mẹ. Tuy nhiên, một điều bình thường mà các bậc cha mẹ đều biết chính là họ phải yêu thương con cái đồng đều, thái độ mà cha mẹ thể hiện qua những mối tương quan với con trẻ có thể nói cho đứa trẻ biết cha mẹ có yêu thương những anh chị em khác của mình hơn không, hoặc cha mẹ thấy trẻ khó gần gũi hơn, và thông qua những hành động ấy làm cho trẻ nghĩ cha mẹ thiên vị.
Khi điều này vô tình xảy ra có thể khiến trẻ cảm thấy rằng chúng không được yêu thương và chăm sóc như anh chị em của chúng. Một điều rất quan trọng chính là thông qua lời nói và hành động, cha mẹ phải nói cho con cái biết rằng mỗi đứa trẻ đều được yêu thương và không ai hơn ai.
Dù bạn không muốn thiên vị, nhưng bạn vẫn muốn thiết lập một mối quan hệ riêng tư và đặc biệt với từng đứa con của bạn. Nuôi dưỡng và là làm khắng khít mối quan hệ riêng tư với con cái chính là điều tiên quyết trong việc giúp từng đứa trẻ cảm thấy được yêu thương và quan tâm cách đặc biệt, đồng thời giúp trẻ không sợ bị người khác đe doạ.

Khi con cái cảm thấy chúng có được mối quan hệ đặc biệt và riêng tư với ba mẹ, chúng sẽ…


* … cảm thấy được yêu thương và biết rằng chúng đặc biệt đối với bạn.

* … có được một sự so sánh tích cực về tình yêu Chúa Giêsu dành cho chúng.
* … hạnh phúc hơn và thỏa nguyện hơn.
* … nhận thấy dễ dàng tiếp xúc với người khác hơn cũng như thể hiện tình yêu thương và sự tử tế.
* … dễ dàng chấp nhận sự hướng dẫn và chỉ dẫn khi cần thiết.
* … sẵn lòng chia sẻ cha mẹ với anh chị em hoặc những đứa trẻ khác.
* … dễ khuyên bảo trong những lúc ương ngạnh.
* … cảm thấy tự tin hơn để kiên trì trong những thử thách mà trẻ đối mặt.
* … một khởi đầu tốt đẹp trong việc học biết cảm kích cá tính riêng của trẻ và cách mà trẻ được tạo thành hơn là so sánh.
* … được chuẩn bị tốt hơn để đương đầu với áp lực tiêu cực từ bạn bè.

Sau đây là một vài ý tưởng để thiết lập mối quan hệ riêng tư và đặc biệt với từng đứa con của bạn:


* Cùng làm những việc ưa thích của từng đứa con. Đây là một cách giúp mỗi đứa trẻ cảm thấy rằng mối quan hệ của chúng với bạn là rất đặc biệt. Vì dùhằng tuần cùng chơi cắt giấy với đứa con gái nhỏ vốn thích nghệ thuật và thủ công; dạy cho đứa con trai yêu thích công nghệ những chương trình vi tính.

* Dành thời gian thường xuyên với từng đứa trẻ, từng đứa một. Lên lịch hẹn riêng với con cái của bạn, như thế, mỗi đứa trẻ đều biết rằng chúng có được thời gian đặc biệt đã được định sẵn cùng với bạn.
* Tìm hiểu những sở thích của trẻ và tích cực động viên trẻ theo đuổi cách lành mạnh.
* Viết những lời cám ơn đến từng đứa con.
* Để trẻ tình cờ nghe thấy bạn nói điều gì đó tích cực về chúng trước người khác.
* Động viên con cái của bạn phù hợp với những đặc tính, tính cách và tính tình mà Thiên Chúa đã ban cho chúng và bạn cảm kích.
* Cùng kỷ niệm những thành tựu của từng đứa con và những ngày đặc biệt.
Khi một đứa trẻ cảm thấy rằng cha mẹ của chúng yêu chúng cách đặc biệt, bản thân chúng sẽ tự tin hơn và thấy mình giá trị hơn. Chiếc tách tình yêu của chúng đong đầy, và chúng sẽ có thể san sẻ tình yêu với người khác và tiến bộ trong những mặt cần thiết.

Những cách thực tế để cho trẻ thấy chúng đặc biệt

 
Trò chơi “điều mà tôi thích ở nơi bạn”. 5 hoặc 6 đứa trẻ ngồi thành vòng tròn, và một đứa ngồi ở giữa. Hãy để mỗi đứa trẻ nói điều gì đó mà chúng thích nơi đứa trẻ ngồi ở giữa, ví dụ như “điều tôi thích về Tommy chính là bạn ấy có thể tự cột dây giày”.
“Biểu đồ tiểu sử sơ lược”. Vẽ hình của mỗi đứa trẻ trên một tờ giấy to. Phía dưới, viết màu mắt, màu tóc, giới tính, tuổi, thứ tự trong gia đình và những sở trường của trẻ. Dán bức tranh lên tường và để cho mỗi đứa trẻ hãnh diện về những nét riêng biệt của chúng…
“Những quyển sổ trắng”. Một người bạn thân chia sẻ rằng cô ấy rất hài lòng khi mua một quyển sổ trắng cho từng đứa con khi chúng còn bé và ghi lại những sự kiện đặc biệt và tính tình thay đổi trong cuộc sống của trẻ khi chúng ngày một trưởng thành. Mục đích cuối cùng chính là cho chúng xem vào ngày kết hôn của mình.
Chúng tôi làm theo cô ấy và nhận thấy rất nhiều lợi ích… Những đứa con biết chúng tôi giữ quyển sổ và chúng cảm thấy đặc biệt và hãnh diện khi biết rằng mặc dù nội dung sẽ được giữ bí mật cho đến ngày kết hôn của chúng, nhưng chúng cảm thấy bản thân chúng đặc biệt trong mắt cha mẹ.
Chúng nhìn thấy chúng ta viết về những sự kiện đặc biệt và thầm vui mừng khi thấy chúng ta dành thời gian cho riêng chúng. Chúng ta cũng nhận ra chúng ta dễ dàng quên những khoảnh khắc quan trọng (lúc chào đời, những trò tinh nghịch của đứa trẻ chập chững đi, bắt đầu đi học…) trong cuộc đời của trẻ nếu chúng ta không ghi lại. Việc đọc lại quyển sổ cũng cho chúng ta cơ hội để đánh giá sự tiến bộ và những nhu cầu của từng đứa trẻ.
An Nhiên

1 nhận xét:

Hồng Mai nói...

Dạy con thì không có dễ chút nào. Cha mẹ sinh con trời sinh tính mà. Đọc bài này xong cũng giúp tôi hiểu biết phần nào về cách ứng xử với con cái.

Tìm kiếm ....