Cha mẹ luôn dặn dò con cái phải sống lạc quan, nhưng nhiều chứng cớ cho thấy sự lạc quan không làm cho thiếu niên cảm thấy ổn định. Theo một số chuyên viên tâm lý, nhìn vào mặt tích cực thậm chí còn có thể làm tổn thương chúng, vì nó có thể khiến chúng hút thuốc và lạm dụng chất gây nghiện. Điều này hoàn toàn khác với người lớn, những người khỏe mạnh hơn và lạc quan hơn nhờ đã từng trải.
Nhưng các nhà nghiên cứu Úc nói rằng sự lạc quan có thể giúp bảo vệ thiếu niên khỏi bị trầm cảm. Điều này đã được công bố trên báoPediatrics, có thể là vấn đề đối với nhiều thiếu niên, vì có khoảng 10% tới 15% thiếu niên có các triệu chứng trầm cảm vào bất cứ thời điểm nào. Trầm cảm là nguy cơ lớn dẫn đến tự tử và làm tăng nguy cơ lạm dụng chất gây nghiện, gặp rắc rối ở trường, ở gia đình, và thể bệnh.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 5.634 trẻ em Úc, tuổi từ 12 tới 13, trong vòng 18 tháng. Họ hỏi chúng về tình trạng tâm lý, sự nghiện ngập, và cách cư xử phản xã hội. Các em càng lạc quan thì càng ít bị trầm cảm. Nhưng chỉ có ít hiệu quả về các vấn đề chung của thiếu niên. Chẳng hạn, các thiếu niên lạc quan chỉ ít dính líu tới hoạt động phạm pháp hoặc nghiện ngập nặng.
Điều gì tạo sự lạc quan? Người lạc quan tin rằng những điều tốt xảy ra trong cuộc sống sẽ vẫn tiếp tục xảy ra, và những điều đó xảy ra vì chính thiếu niên tạo ra sự lạc quan. Người lạc quan cũng thấy rằng những điều xấu cũng thi thoảng xảy ra, do ngẫu nhiên, không vì lỗi lầm của ai đó; và chúng tin rằng những điều xấu đó không thể tiếp tục xảy ra.
Nhưng đối với các dạng “nửa vời”, có tin vùi này: “Tính lạc quan có thể được học, nó có thể giúp cha mẹ và thiếu niên xử lý các “tai ương” hằng ngày một cách hiệu quả hơn”. Đó là nhận xét của Martin Seligman, tâm lý gia điều hành Trung tâm Tâm lý Tích cực (Positive Psychology Center) của ĐH Pennsylvania. Theo ông, việc học cách lạc quan hơn tóm gọn là 5T. Ông diễn tả cách phản ứng của chúng ta với những rắc rối trong cuộc sống là một chu kỳ 3T:
– Tai ương. Cần nhận thức rõ vấn đề.
– Tin tưởng. Điều bạn tin tưởng về vấn đề. Chẳng hạn, người bị chết vì tai nạn tạo cú “sốc”.
– Tích tụ. Đó là hệ quả. Bạn phát điên vì cú “sốc” đó, và khiến bạn buồn.
Để tránh hậu quả xấu và tăng sự lạc quan, Seligman khuyên thêm chu kỳ 2T nữa:
– Tranh luận. Hỏi về niềm tin trong những gì xảy ra. Điều gì có thể gây ra vấn đề? Niềm tin của bạn về những gì xảy ra có làm cho bạn thấy dễ chịu? Áp dụng điều đó vào ví dụ về cú “sốc” do tai nạn giao thông, và dễ thấy cách bạn có thể viết lại kịch bản để có thể vui vẻ hơn.
– Tiếp sức. Điều này có vẻ hơi “nịnh hót”, nhưng chỉ có nghĩa là tìm cách cải thiện tình huống, và quyết tâm hành động. Về cơn giận, có thể chỉ cần cười đối với sự nổi giận khi bị kẹt xe. Trong các tình huống khác, có thể nhờ người khác giúp đỡ cách xử lý, tìm sự tha thứ của người khác, hoặc không thèm chú ý những điều rắc rối trong cuộc sống.
Thế giới đầy các tin tức có thể biến chúng ta thành người bi quan, và thiếu niên là các “chuyên gia” at ruminating over the world’s injustices. Dù bẩm sinh hay “bị lây nhiễm”, sự lạc quan vẫn có thể khiến thiếu niên cảm thấy có chút đau khổ đối với tất cả chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét