Mẹ – một tiếng gọi vô cùng thân thương và tràn trề cảm xúc. Tôi tin là trên đời này, không còn từ nào có thể khiến người ta dễ dàng rơi nước mắt cho bằng từ này. Những bài ca về mẹ, những vần thơ hay bức tranh về mẹ luôn để lại trong lòng độc giả những cảm xúc bâng khuâng, những nỗi niềm khó tả, những hối hận vì thời gian qua mau, những nỗi tiếc thương không tên nào đấy.
Mẹ là người đã mang đến cho ta những ngọt ngào giữa bao đắng cay của cuộc sống. Tiếng khóc chào đời của ta đã được xoa chịu bằng tiếng hát à ơi dịu mát. Sự lạnh lẽo của khí trời làm ta đau buốt đã bị vòng tay ấm ám của mẹ xua tan. Thân thương làm sao bầu sữa mẹ, hạnh phúc làm sao giấc ngủ bên mẹ. Có gom hết tất cả những gì sâu rộng nhất trên thế giới này lại, cũng không sao sánh bằng tình cảm ngọt ngào mà mẹ đã dành cho con.
Xin được chia sẻ cùng quý độc giả tâm sự của một người về mẹ của mình.
Cho đến nay, khi tôi đã có một chỗ đứng vững chắc trên đường đời, tôi còn nhớ được mẹ tôi đã nói dối tôi 8 lần.
Lần thứ nhất là khi tôi còn bé. Một cơn sốt đã hành hạ tôi. Ăn không được, uống cũng không xong. Mẹ lo lắng chạy vạy tiền để tôi được đi bác sĩ. Đã bao đêm rồi, tôi rã rời với chiếc khăn lạnh trên trán, cặp mắt lơ mơ. Thấy mẹ vẫn ngồi bên giường tôi, nhẹ nhàng nhìn tôi không rời mắt. Tôi hỏi mẹ: “Mẹ không đi ngủ sao?” Mẹ trả lời: “Mẹ không buồn ngủ”
Lần thứ hai là khi tôi học cấp một. Nhà nghèo. Có khi bữa ăn chỉ có chút rau, cơm và con cá. Tôi vội vã ăn cho thỏa thích. Mẹ chẳng ăn miếng nào. Tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không ăn?” Mẹ trả lời: “Mẹ không đói.”
Lần thứ ba là khi tôi học cấp hai. Nhà khá hơn một tí. Bữa cơm cũng có chút gì đó hơn xưa, nhưng vẫn không đủ thức ăn cho hết mọi người. Đang tuổi lớn, tôi nhanh nhảu ăn hết những chén cơm mẹ bới cho, cả chút thịt ít ỏi bên bàn. Tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không ăn thịt?” Mẹ trả lời: “Mẹ thích ăn rau hơn”
Lần thứ tư là khi tôi học cấp ba. Mùa thi đến. Tôi cùng chúng bạn bước vào kỳ thi. Ngoài trời nắng chang chang. Cái nắng như thiêu đốt cả con người. Tan giờ thi. Bước ra khỏi trường, mẹ đã chờ sẵn từ nơi ấy bao giờ, với bịch nước mía lạnh trên tay. Mẹ đưa cho tôi, bảo tôi uống đi cho lấy lại sức. Tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không uống đi?” Mẹ trả lời: “Mẹ không khát”
Lần thứ năm là khi tôi học đại học. Bố qua đời. Một mình mẹ buồn tủi ở căn nhà xập xệ ở quê. Có chú Năm nhà bên cứ hay qua giúp đỡ mẹ sửa cái này cái nọ, đỡ đần mẹ lúc gió bão nổi lên. Cả đầu đường lối xóm, người nào cũng chứng thực cho tình cảm giữa hai người. Chú Năm ngỏ ý với mẹ. Ai cũng khuyên mẹ hãy đi thêm bước nữa để cuộc đời bớt đơn côi. Nghĩ đến đàn con đang còn bé, mẹ từ chối: “Tôi chỉ xem chú Năm như bạn mình thôi.”
Lần thứ ba là khi tôi học cấp hai. Nhà khá hơn một tí. Bữa cơm cũng có chút gì đó hơn xưa, nhưng vẫn không đủ thức ăn cho hết mọi người. Đang tuổi lớn, tôi nhanh nhảu ăn hết những chén cơm mẹ bới cho, cả chút thịt ít ỏi bên bàn. Tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không ăn thịt?” Mẹ trả lời: “Mẹ thích ăn rau hơn”
Lần thứ tư là khi tôi học cấp ba. Mùa thi đến. Tôi cùng chúng bạn bước vào kỳ thi. Ngoài trời nắng chang chang. Cái nắng như thiêu đốt cả con người. Tan giờ thi. Bước ra khỏi trường, mẹ đã chờ sẵn từ nơi ấy bao giờ, với bịch nước mía lạnh trên tay. Mẹ đưa cho tôi, bảo tôi uống đi cho lấy lại sức. Tôi hỏi mẹ: “Sao mẹ không uống đi?” Mẹ trả lời: “Mẹ không khát”
Lần thứ năm là khi tôi học đại học. Bố qua đời. Một mình mẹ buồn tủi ở căn nhà xập xệ ở quê. Có chú Năm nhà bên cứ hay qua giúp đỡ mẹ sửa cái này cái nọ, đỡ đần mẹ lúc gió bão nổi lên. Cả đầu đường lối xóm, người nào cũng chứng thực cho tình cảm giữa hai người. Chú Năm ngỏ ý với mẹ. Ai cũng khuyên mẹ hãy đi thêm bước nữa để cuộc đời bớt đơn côi. Nghĩ đến đàn con đang còn bé, mẹ từ chối: “Tôi chỉ xem chú Năm như bạn mình thôi.”
Lần thứ sáu là khi tôi đã tốt nghiệp và đi làm xa. Mẹ không muốn lên sống trên thành phố vì ồn ào và không quen. Nghĩ đến cảnh mẹ già lam lũ ở chốn quê, lại hay bệnh tật, tôi vẫn hay thường xuyên về thăm mẹ, có khi bỏ dở cả công việc. Mẹ trách tôi và bảo “Con về nhà làm gì. Cứ lo việc của con đi, mẹ không sao đâu” Vậy mà cứ mỗi lần tôi rời nhà lên thành phố, đôi mắt mẹ cứ rươm rướm những giọt cay cay không chảy thành dòng.
Lần thứ bảy là khi tôi đã làm được kha khá lương. Thương mẹ quen chịu khó, ăn uống dành dụm, tôi trích đồng lương gửi về cho mẹ. Mẹ gửi trả lại tôi và bảo “Trước giờ mẹ cũng có chút dành dụm, cũng đủ chi tiêu. Con cứ giữ đấy mà lo cho mình”. Chẳng hiểu của để dành mà mẹ nói có nhiều không, nhưng lần nào bữa ăn của mẹ cũng chỉ cơm trắng với chút rau.
Lần thứ tám là khi mẹ không còn đứng vững được nữa. Mấy tháng nay, căn bệnh hành hạ mẹ với những cơn đau buốt. Thuốc thang không còn tác dụng. Mắt mẹ thâm quầng, thân người rệu rã. Vậy mà khi thấy tôi ngồi bên buồn bã, mẹ vẫn cố cười và nói thều thào “mẹ không sao cả, mẹ chẳng đau gì hết, con cứ yên tâm”. Và đấy là lần nói dối cuối cùng của mẹ. Từ đó về sau, tôi không còn cơ hội nào nghe mẹ tôi nói dối nữa.(Sưu tầm)
Vâng, có lẽ không chỉ tám lần nhưng còn biết bao nhiêu lần khác, mẹ cứ luôn là người nói dối như thế. Nếu phải định nghĩa thế nào là người mẹ: tôi sẽ định nghĩa rằng mẹ là người hay nói dối nhất trên đời. Mẹ nói dối tài tình đến độ, phải đợi đến mấy chục năm sau, khi tóc con đã chớm màu đen trắng, con mới có thể nhận ra.
Vâng, có lẽ không chỉ tám lần nhưng còn biết bao nhiêu lần khác, mẹ cứ luôn là người nói dối như thế. Nếu phải định nghĩa thế nào là người mẹ: tôi sẽ định nghĩa rằng mẹ là người hay nói dối nhất trên đời. Mẹ nói dối tài tình đến độ, phải đợi đến mấy chục năm sau, khi tóc con đã chớm màu đen trắng, con mới có thể nhận ra.
Chúng ta hãy dành ít phút cầu nguyện cho mẹ của mình, những người đã mang nặng đẻ đau chúng ta, những người đã chấp nhận tàn phai hương sắc để ta được khôn lớn và nên người. Hãy lặng im, và nghĩ đến mẹ mình. Hãy để cho com tim mình được lên tiếng. Hãy thỏ thẽ trong lòng hai tiếng: Mẹ ơi!
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét