Cách cư xử của trẻ sẽ
không thay đổi nếu người chăm sóc không áp dụng kỷ luật lành mạnh. Nói cách
khác, trẻ em không phản ứng hiệu quả. Kỷ luật cần có 5 điểm chính:
1. Giao tiếp tốt với trẻ
Nếu cha mẹ, giáo
viên, hoặc người chăm sóc trẻ không có mối quan hệ tốt với trẻ, kỷ luật cũng vô
ích. Nếu trẻ thấy người chăm sóc không thích hoặc không tôn trọng, nó sẽ không
quan tâm việc làm vui lòng người chăm sóc.
Nếu người chăm sóc “nhỏ mọn”, trẻ có
thể cằn nhằn và cho rằng lúc nào cũng bị làm phiền, hết luật này tới luật khác,
và rồi người chăm sóc không thể giáo dục trẻ cách cư xử mới.
Nhu cầu về mối quan
hệ tốt là chính đáng nếu người chăm sóc là mẹ kế hoặc cha dượng. Dù ai là người
chăm sóc thì vẫn phải lưu ý xây dựng mối quan hệ tốt trước khi giáo dục trẻ.
2. Kỷ luật phải là giáo dục
Nếu bạn nói với trẻ
“đừng làm cái này” hoặc “nên làm cái đó” mà không dạy trẻ cư xử đúng đắn, trẻ
sẽ không biết cách tránh sai lầm. Nếu bạn nói với trẻ “đừng đánh nhau” khi
chúng đang “bốc lửa tới chỏm đầu”, vậy là bạn làm ngơ, không dạy chúng cách
giải quyết ôn hòa mà không cần bạo động.
Muốn giúp trẻ thay
đổi cách cư xử, kỷ luật phải được áp dụng như một giáo cụ. Nghĩa là phải giúp
trẻ xác định được cách cư xử mới và cho chúng thấy cách chọn lựa tốt nhất. Thông
thường thì điều đó phải được thực hành, làm gương, và va chạm thực tế.
3. Kỷ luật cần kiên định
Kiên định chứ không
khắt khe. Nếu bạn chỉ “to miệng, lớn tiếng” mà không kiên định khi hai đứa trẻ
đang “có vấn đề”, chúng sẽ không ngừng “chiến tranh”. Cuối cùng là vô hiệu quả,
chúng vẫn tiếp tục “xả giận” theo bản năng.
Để có hiệu quả, kỷ
luật cần được áp dụng dứt khoát và triệt để. Nếu bạn chần chừ, trẻ có thời gian
“làm tới” mỗi khi nó nổi nóng. Nếu bạn cương quyết, trẻ sẽ liên hệ kết quả với
cách cư xử, rồi trẻ sẽ nhận ra rằng đánh nhau chẳng lợi ích gì. Áp dụng kỷ luật
kiên định, kết hợp với việc dạy cách cư xử mới, sẽ giúp trẻ nhận biết cần thay
đổi cách cư xử.
4. Kỷ luật phải tạo hệ quả
Kỷ luật tạo hệ quả sớm
sẽ giúp trẻ liên kết cách cư xử với hệ quả. Nếu trẻ không mất quyền bày tỏ sau
ít nhất một tuần, kể từ lúc nó nói dối, hệ quả sẽ trở nên vô ích.
Có thể có những lần
bạn không thể tạo kết quả ngay. Đôi khi bạn không thể phát hiện trẻ phá luật – vài
giờ hoặc vài ngày sau. Trong trường hợp như vậy, kết quả “trễ” có thể là điều
tất nhiên. Nhưng phải tránh những kiểu nói như thế này: “Để ba con về rồi biết”. Điều này cho thấy chính bạn mất uy tín, và
thời gian làm “mờ nhạt” tác dụng.
5. Kỷ luật phải công bằng
Nếu trẻ quên làm bài
tập, bạn có thể cấm nó xem ti-vi một hoặc hai buổi tối, hoặc một dạng phạt nào
đó tương tự. nếu cấm một tuần hoặc một tháng là bất công với trẻ. Vì thế, trẻ
sẽ tìm cách “phá luật”. Thấy bạn không chú ý, nó sẽ bật ti-vi liền. Trẻ sẽ
không “tâm phục, khẩu phục” nếu bạn không đối xử công bằng với nó.
Khi trẻ biết mình
được đối xử công bằng, trẻ sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân. Không hẳn là
lúc nào bạn cũng phải “thương lượng” với trẻ khi bạn đưa ra quy luật, nhưng bạn
nên chắc chắn rằng hình phạt được áp dụng đừng khắt khe hoặc quá sức đối với
trẻ.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ About.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét