Bất hạnh là không hạnh phúc. Tại sao? “Cái Tôi” là thủ phạm chính của tình trạng không hạnh phúc của con người. Hãy tìm cách vượt qua “sức ép” tự nhiên này và làm chủ hạnh phúc của chính mình. Đó là một triết lý rất… triết lý, vừa thú vị vừa nhức buốt! Bài viết này mang tính triết lý sâu sắc liên quan tâm linh, xin mời bạn đọc và suy…
Văn thi sĩ Robert Louis Stephenson (1850-1894, người Scotland) đã viết: “Tôi có một bóng rợp nhỏ ở bên trong và bên ngoài tôi, điều có thể tận dụng nó không gì hơn là phải nhìn thấy nó. Nó rất giống tôi từ đầu tới chân, tôi thấy nó nhảy trước tôi khi tôi lên giường”.
Ông nói về cái gì?
Dĩ nhiên là ông nói về “cái tôi” (the ego, the self). Đó là thủ phạm gây bất hạnh cho con người. Tuy nhiên, đa số người ta sống và chết với “quái vật nội tâm” này suốt cuộc đời. Họ không nhận ra nó nên không biết cách vượt qua nó. Nếu nhận biết và vượt qua nó, họ sẽ áp dụng những bước cần thiết để tiêu diệt nó.
“Cái tôi” là cái quái gì? Đó là chính con người của bạn, Martha Beck gọi là “cái tôi xã hội” – tức là chính con người của bạn mang tính xã hội. Đó là cái mà triết gia Immanuel Kant mô tả là “cái tôi nhỏ bé quý giá”. Đó là ảo ảnh của chính bạn, là sự tập hợp nghiệp dĩ về kinh nghiệm sống của bạn. Dĩ nhiên, nó không thực sự là bạn, bất kỳ cái gì khác cũng không là bạn, ngay cả hình ảnh bạn thấy mình trong gương cũng không là bạn. Đó chỉ là hình bóng của bạn, là “cái tôi” mà bạn chiếu tỏa ra thế giới. Vì thế, đó là cái mà người ta mô tả là “cái tôi giả vờ” của bạn (make-believe self), hoặc “mặt nạ xã hội” (social mask) của bạn.
“Cái tôi” được phân biệt bằng sự tự nhận mình là trung tâm, tự quan sát, và chỉ quan tâm tới mình. Nó có mục đích loại bỏ tất cả. Đó là tình trạng con người, một thực tế mà mọi người đều có điểm chung. “Cái tôi” được mô tả là “sai lầm và tội lỗi”. Đó là cái mà bạn có thể nghĩ là bạn nhưng thực sự lại không là bạn. Thay vì nó là “cái bóng” của bạn – theo cách nói của thi sĩ Stephenson, hoặc là “con chó” của bạn – theo cách nói của triết gia Nietzsche, nó lại cũng đã từng được gọi như vậy.
Vì “cái tôi” là chính “quái vật bé nhỏ” này ở trong mỗi người và là nguyên nhân, không chỉ là bất hạnh cá nhân, mà còn thực sự là vấn đề của mối quan hệ và tệ nạn xã hội trong thời đại chúng ta. Có thể làm gì để chiến thắng nó? Đây là ba gợi ý:
1. Trước hết, hãy nhớ rằng tiếng vang ở trong đầu chúng ta là tiếng nói của “cái tôi”. Từ đó tôi đã viết một cuốn sách nói riêng về vấn đề này. Không cần đi sâu vào chi tiết ở đây. Tuy nhiên, tôi sẽ nói nhiều về vấn đề này. Hãy chú ý tiếng nói trong đầu mình, và xét xem nó nói gì. Quan trọng nhất là đừng tin nhiều về tiếng nói đó. Hãy hỏi lại nó. Phần bạn đang tìm kiếm là vượt qua “cái tôi”, như vậy bạn sẽ gần với con người thật của mình.
2. Thứ nhì, hãy nhớ rằng đừng chống lại “cái tôi”. Nếu chống lại, chắc chắn bạn sẽ thua. Hằng ngàn năm lịch sử loài người đã qua, “cái tôi” trở nên khá lanh lẹ. Tốt nhất là nhận biết nó ở trong bạn. Trong những cuộc đối thoại, “cái tôi” cũng có “cái tôi” của nó, và nhiều lần nó cảm thấy bị chống lại. Hãy chú ý lúc nào “cái tôi” bắt đầu xét đoán người khác hoặc trong tình huống nào đó mà bạn phát hiện. Hãy nhớ rằng khi bạn thấy mình thn phiền, tranh luận, đấu tranh với người khác, muốn bảo vệ mình, cảm thấy bị lép vế, đó là lúc “cái tôi” nổi dậy. Thực sự đó không là chính bạn. Đừng mắc cở, đừng ngại! Hãy nhận biết “cái tôi” khi nó như con rắn nham hiểm và ngông nghênh nói chuyện với bạn… than phiền bạn… nói bạn xúc phạm về điều gì đó khiến nó bị tổn thương. Đừng chống lại “cái tôi”. Đừng tự phê phán hoặc tự kết án khi bạn thấy “cái tôi” quen thói kiêu căng và tự cho mình là “số dzách”. Cứ biết nó như thế thôi. Nhận biết nó để đủ sức giảm bớt quyền kiểm soát của “cái tôi” đối với bạn.
Cũng nên lưu ý rằng thi sĩ Stephenson đã viết: “Nó rất giống tôi từ đầu tới chân, tôi thấy nó nhảy trước tôi khi tôi lên giường”. Đó là dạng quan sát mà bạn phải có. Là người quan sát, bạn có thể tự luyện để nhận biết trò hề của “cái tôi bé nhỏ” bên trong con người của bạn. Nếu bạn làm cho điều này thành việc thực hành tâm linh, bạn sẽ đủ sức chiến thắng “cái tôi”.
3. Thứ ba, hãy biết rằng con đường tới hạnh phúc là con đường từ chối “cái tôi”. Ích kỷ là bản chất của “cái tôi”, nó sẽ giảm bớt nếu bạn càng ngày càng nhận biết nó ở trong bạn. Ý thức, quan sát, và nhận biết “cái tôi” để “cái tôi” bớt kiêu căng, bớt ngạo mạn, và “chết một lần cho tất cả”. Càng nhận biết “cái tôi” trong bạn thì bạn càng được tự do… giảm bớt bất hạnh, tăng thêm hạnh phúc trong cuộc sống và các mối quan hệ. Bạn sẽ thấy mình tự do hơn, ít chỉ trích mình (chê mình nên bạn cảm thấy không hạnh phúc), bạn sẽ thấy mình giảm bớt chê trách người khác và các tình huống khác (nguyên nhân gây đau khổ). Chẳng hạn, khi phê phán người khác, bạn ở trong tình trạng đối kháng. Càng kháng cự điều gì thì nó càng đeo bám. Nghĩa là, nếu bạn không thích cái gì hoặc người nào, bạn luôn cằn nhằn khó chịu (đa số chỉ là ngẫu nhiên, và xảy ra trong đầu bạn), sẽ ngạc nhiên khi thấy những cách hành xử kỳ cục và thế là đau khổ cứ tiếp tục leo thang trong bạn. Tại sao không tự nhận biết sức kháng cự này? Cuối cùng, chẳng ai trồng khoai đất này, đó chính là “cái tôi”, và bạn hãy cố vượt qua nó.
Do đó, con đường tới hạnh phúc là con đường “chấp nhận quên mình”. Chấp nhận không phải là cứ chịu đựng sự thử thách gay go trong khi vẫn lầm bầm cằn nhằn. Cũng không là cảm thấy buồn sầu cho số phận mình khổ cực. Không phải vậy. Chính “cái tôi” cần phải từ bỏ đó là “cái tôi ảo tưởng” trong mỗi chúng ta. Khi “cái tôi” bị “tóm cổ” và bị “giết chết”, bạn sẽ tự do và thanh thản bước đi trên con đường vui sống thanh thản. Nói các khác, khi nào “cái tôi” trong bạn chết thật thì bạn sẽ sống. Khi nào “cái tôi” chưa chết thì bạn chưa thực sự sống!
Tiến sĩ STEVE McSWAIN
Trầm Thiên Thu chuyển ngữ
Trầm Thiên Thu chuyển ngữ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét