“Cha mẹ
luôn cãi nhau nên con không có ai nói chuyện”, một đứa bé “than” như
vậy. Cha mẹ thi thoảng xung khắc, bất đồng ý kiến hoặc cãi nhau là
chuyện bình thường, đôi khi những xung khắc đó có thể “lành mạnh” và ích
lợi vì giúp nhau hiểu thêm về những điểm khác nhau. Trong cơ thể cũng
có loại vi khuẩn tốt và xấu, cũng có loại cholesterol tốt và xấu.
Đó là
những lúc “xả” cho khỏi ấm ức. Thực phẩm bổ dưỡng mà không tiêu hóa thì
sình bụng, hại sức khỏe. Ngay khi xung khắc thường xảy ra thì vợ chồng
vẫn có thể yêu thương và quan tâm nhau nhiều. Nhưng nếu xung khắc xảy ra
quá thường xuyên thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Cái sảy nảy cái ung,
chuyện bé xé ra to thì thực sự nguy hiểm cho hôn nhân và ảnh hưởng con
cái. Cố gắng nhường nhịn nhau, và chuyện đã xong rồi thì thôi, đừng để
bụng, đừng nhắc lại, đừng đay nghiến nhau. Con cái thấy cha mẹ bất hòa
thì chúng chịu tác động xấu, bị ảnh hưởng tiêu cực về nhiều phương diện.
Con cái
rất sợ cha mẹ bất hòa, tất nhiên chúng rất vui khi thấy cha mẹ hạnh phúc
và tôn trọng nhau. Khi điều đó xảy ra quá thường xuyên hoặc quá căng
thẳng, nên lưu ý mấy điểm này:
- Con cái không là “trọng tài”.
- Hãy tránh xa cuộc cãi vã của cha mẹ.
- Tránh ra nơi khác, đóng cửa phòng và làm riêng việc gì đó.
- Dù cha mẹ có thể gọi tên nhau, nói cộc cằn và làm tổn thương nhau, nhưng không có nghĩa là con cái có quyền làm vậy.
Khi cha
mẹ mất tự chủ, không thể kiềm chế và làm tổn thương nhau, họ cần được
người lớn khác giúp đỡ để kiềm chế. Vài điều khả thi đối với con cái:
- Nói chuyện với một người thân đáng tin cậy.
- Nói chuyện với giáo viên.
- Nói chuyện với một người bạn lớn.
- Nói chuyện với nhà tư vấn học đường, nhà trị liệu hoặc nhà tư vấn gia đình.
Những
người này có thể biết cách giúp các gia đình gặp rắc rồi, kể cả việc vợ
chồng đánh nhau. Họ có thể giúp đỡ bằng cách khuyên các thành viên gia
đình biết lắng nghe nhau và nói chuyện về cảm xúc riêng mà không nổi tam
bành, la hét, hoặc chửi rủa nhau.
Điều này
có thể tác dụng, các thành viên gia đình có thể biết cách sống nhường
nhịn và hòa thuận hơn. Chồng chén bát còn có lúc bị xô đổ thì gia đình
nào cũng có những lúc xảy ra xung đột, dù lớn hay nhỏ, nhưng vấn đề quan
trọng là biết phục thiện và sửa sai – càng sớm càng tốt.
Thánh Phaolô căn dặn: “Những bậc làm cha mẹ đừng làm cho con cái bực tức, kẻo chúng ngã lòng” (Cl 3:21). Khi chúng thất vọng, chúng sẽ cô đơn vì cảm thấy không được yêu thương. Thánh Phaolô nói thêm: “Những
bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy giáo dục chúng
thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy” (Ep 6:4). Cha mẹ hạnh phúc thì con cái mới hạnh phúc, đó là hệ lụy tất yếu vậy.
Kha Đông Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét