
Ông
Abraham Lincoln là vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ. Ông nhậm chức vào Tháng Ba năm 1861 cho đến
khi bị ám sát chết vào Tháng Tư năm 1865. Trong thời gian nhiệm chức, ông đã phải
đương đầu với cuộc nội chiến tang thương nhất trong lịch sử đất nước. Ngày nọ, ông
cảm thấy căng thẳng gần như điên cuồng, cho nên ông đã nhờ một người về nơi
sinh quán của mình là thành phố Hodgenville, tiểu bang Kentucky, mời cho bằng
được người bạn thân già đến thủ đô Washington để ông tham khảo ý kiến. Hai người
bạn rất vui mừng khi gặp lại nhau. Sau những giờ phút tâm sự, tổng thống
Lincoln cảm thấy tươi vui hẳn lên.
Về
sau một phóng viên hỏi ông đã làm gì để tổng thống vui tươi phấn khởi hẳn lên
như thế, người bạn thân gìa của tổng thống cho biết: tổng thống không bàn hỏi bất
cứ chuyện gì có liên quan đến chính trị hay chiến tranh đất nước. Ông cũng cho
biết là ông chỉ ngồi thinh lặng, để lắng nghe tổng thống trút hết nỗi lòng của
mình.
Tổng
thống Abraham Lincoln khi căng thẳng đã tìm đến người bạn của mình để tâm sự,
và người bạn kia chỉ thinh lặng để lắng nghe thôi, nhưng đã làm cho tinh thần của
Abraham Lincoln vui tươi hẳn lên. Sau khi làm việc mệt nhọc thì chúng ta có quyền
nghỉ ngơi, vì thế, sau khi trở về từ chuyến đi rao giảng, Chúa Giêsu cũng đã
kêu gọi các môn đệ tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Chúa nói: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà
nghỉ ngơi một chút.”
Chúng
ta cũng vậy, không ai làm việc suốt mà không cần phải nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi để bồi
dưỡng sức khỏe, để gìn giữ và xây dựng tình liên hệ vợ chồng, con cái trong gia
đình, nhưng quan trọng hơn là bồi dưỡng tinh thần. Nếu chúng ta làm việc liên tục, bận rộn với
công việc suốt ngày thì thứ nhất thân thể sẽ mệt mỏi hôm nay và ảnh hưởng tới sức
khỏe ngày mai, thứ hai không còn thời giờ cho gia đình vợ chồng, con cái, tình
liên hệ sẽ bị ảnh hưởng, và thứ ba không còn có thời giờ cho Chúa, cho đời sống
tâm linh, đức tin. Mỗi một con người có
ba phần: thể xác, tình cảm và tâm linh, vì vậy cũng cần có những thức ăn để bồi
dưỡng thể xác, cảm tình và tâm linh.
Chúng
ta đang sống trong một xã hội giàu có, văn minh và tân tiến nhất thế giới. Hầu hết mọi người đều có cuộc sống tương đối
đầy đủ, khá giả. Nhưng nếu chúng ta
thành thật nhìn vào đời sống, thì có những lúc chúng ta cảm thấy cô đơn, lo lắng
vì hoàn cảnh gia đình con cái, hay không biết tương lai sẽ ra sao. Hàng ngày qua TV hay những nguồn thông tin xã
hội, facebook, internet, chúng ta nghe biết những tin tức trộm cướp, phạm pháp,
giết người làm cho chúng ta lo sợ. Có những
lúc chúng ta phải đối diện với những sự khó khăn trong tình liên hệ gia đình
làm cho tâm trạng của chúng ta trở nên căng thẳng và buồn sầu.
Mỗi
người Kitô hữu hàng ngày cần phải có những giờ phút tĩnh lặng để kết hiệp với
Chúa. Bên Chúa chúng ta có thể chia sẻ nỗi niềm, nói lên những lo lắng, ước vọng
và cũng chỉ có thể thinh lặng thôi để chiêm ngắm tình yêu và lòng thương xót Chúa
cũng là đủ.
Bài
Tin mừng còn cho chúng ta biết, “Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng
thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người
dạy dỗ họ nhiều điều.” Chúa dùng hình ảnh bầy chiên không người dẫn dắt
để đề cập tới phạm vi siêu nhiên, có nghĩa là, nếu chúng ta không có thời giờ với
Chúa, tâm hồn chúng ta bơ vơ, không có Chúa hiện diện và không có Chúa chăn dắt
thì thật đáng thương vô cùng.
Có câu
truyện về hai người bạn thân quen lâu năm, nhưng một người đã gia nhập đạo Công
giáo, từ ngày đó hai người ít gặp lại nhau.
Một hôm trong một buổi tiệc, hai người gặp lại tâm sự hỏi han về gia
đình. Người bạn cho người kia biết gia
đình anh gặp cảnh khó khăn, không được hòa thuận, vợ chồng đã ly dị, con cái hư
hỏng. Sau đó, hỏi người bạn cũ bây giờ theo
đạo Công giáo cuộc sống bây giờ ra sao? Đây là những câu họ trao đổi với nhau.
“Thế
nào? Anh đã vào đạo Công giáo và tin Chúa Giêsu rồi à?”
“Phải,
tôi đã tin vào Chúa Giêsu.”
“Vậy là anh biết Ngài rõ lắm phải không? Anh
cho tôi biết Ngài sinh ra ở nước nào?”
“Rất tiếc
tôi không biết điều đó.”
“Vậy
Ngài chết hồi mấy tuổi?”
“Rất tiếc tôi cũng không biết điều đó.”
“Anh không biết về thân thế Ngài, vậy cho tôi hỏi, Ngài giảng được mấy bài giảng?
“Cái đó,
xin lỗi, tôi lại càng không biết nữa.” “Anh không biết về thân thế Ngài, vậy cho tôi hỏi, Ngài giảng được mấy bài giảng?
“Như thế anh biết rất ít về Chúa Giêsu, mà anh bảo anh tin vào Ngài và theo Ngài.”
“Anh nói
đúng, tôi cũng cảm thấy xấu hổ khi tôi biết rất ít về Ngài. Nhưng có điều này
tôi nhận thấy một cách rõ ràng là ba năm trước khi còn gặp anh thường xuyên, tôi
rượu chè say sưa, nghiện ngập cờ bạc mắc nợ đủ chỗ, vì thế gia đình không được
hòa thuận, vợ con tôi buồn và không muốn thấy mặt tôi khi tôi mang thân thể đầy
rượu về nhà. Nhưng bây giờ tôi đã bỏ rượu
và cờ bạc, trả xong nợ, gia đình tôi bây giờ hòa thuận, hạnh phúc. Tất cả những
cái đó tôi xác tín Chúa Giêsu đã làm cho tôi. Tôi biết và tin chắc điều đó.”
Đứng trước
cảnh đông đảo dân chúng, Chúa Giê-su chạnh lòng thương vì họ bơ vơ, lạc lõng
như chiên không người chăn dắt, như những tâm hồn không có Chúa hiện diện, dẫn
dắt và làm chủ. Và như chúng ta biết nếu làm việc quá nhiều, quá sức, không còn
thời giờ cho tâm linh, cho Chúa, thì tâm hồn cũng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng
trống vắng, bơ vơ và sẽ bị sự dữ, tội lỗi đến chiếm giữ, như tình trạng cuộc sống
của người bạn trước khi gia nhập đạo Công giáo ở câu truyện trên.
Ước
gì hôm nay chúng ta nghe tiếng Chúa dạy bảo, biết hy sinh dành thời giờ tìm đến
với Chúa, tham dự Thánh lễ vì tình yêu mến Chúa, để chúng ta được kết hiệp mật thiết với Chúa, cảm
nghiệm được tình yêu, lòng thương xót của Chúa, để được Chúa bồi dưỡng bằng sự
an bình, ơn lành và sức sống của Chúa và tạ
ơn Ngài.
Lm. Chánh xứ

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét