Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser
Triết gia vô thần người Pháp MauriceMerleau-Ponty không tin vào Thiên Chúa. Theo ông, lý do là vì sự mơ hồ của sự kiện có tính cách hiện tượng căn bản trong sự hiện hữu của chúng ta và niềm tin vào Thiên Chúa không nhất quán với trải nghiệm đó.
Triết gia vô thần người Pháp MauriceMerleau-Ponty không tin vào Thiên Chúa. Theo ông, lý do là vì sự mơ hồ của sự kiện có tính cách hiện tượng căn bản trong sự hiện hữu của chúng ta và niềm tin vào Thiên Chúa không nhất quán với trải nghiệm đó.
Câu này, theo lối trừu tượng, diễn đạt một điều gì đó tất cả chúng ta đều trải nghiệm, đó là cuộc đời hoàn toàn bề bộn; bề bộn đến mức thực tế nó có thể mặc kệ cho ai băn khoăn tự hỏi liệu có Thiên Chúa toàn năng, chu đáo hay không. Không ai đi trên cuộc đời mà không có tì vết, nỗi đau, xáo trộn và chết chóc.
Không giống như Merleau-Ponty, nhưng chính vì lý do đó mà tôi tin có Thiên Chúa. Cuộc sống có thể bề bộn nhưng nó xác thật, không giả tạo. Chúng ta không phải là chiếc đồng hồ Thụy sĩ, tuyệt đối đúng giờ, tỉ mỉ kêu từng tiếng tích tắc, chính xác và sạch sẽ. Đúng ra cuộc sống giống như bất cứ gì ngoại trừ tuyệt đối đúng mực và như chiếc đồng hồ. Chúng ta không thể sống mà không bề bộn, rắc rối, có nỗi đau thể lý cũng như tâm lý.
Nó bắt đầu khi chúng ta sinh ra. Sinh hạ là một tiến trình bề bộn gây đau đớn, bức chế và làm phức tạp cuộc sống con người một cách không sai chạy. Đời sống cũng thế!
Việc làm, tương giao, tình yêu, dục tính, tình bạn, tuổi già, tất cả đều phức tạp, trần tục, là những công việc bề bộn, lúc nào cũng có một phần đau đớn, nhỏ nhen, giới hạn, tổn thương và chết chóc. Chúng cũng đầy niềm vui và ý nghĩa, nhưng hiếm khi tinh tuyền. Ngoài ra không ai đi trên cuộc đời mà phẩm cách, tự do và ước mơ của mình không bị thất vọng và bị giẫm đạp. Không có con đường nào bằng phẳng suốt cuộc đời.
Chiếc áo trắng ngày rửa tội, sự trong trắng của quả tim, tâm trí, và thân xác chúng ta, sự tươi mới của tuổi trẻ, bị vấy bẩn, bị dơ và làm cuộc sống phai màu.
Và khi chúng ta lớn tuổi hơn, những lời của Gerard Manley Hopkins trở nên đúng đắn hơn bao giờ hết:
Và tất cả bị vấy bẩn bởi trao đổi; bị lu mờ, bị vấy bẩn bởi công việc nhọc nhằn;
Và mặc vào vết bẩn của con người và chia sẻ mùi hôi của con người: mùi đất …
Thường nó làm chúng ta chán nản và hoài nghi. Nguy hiểm hơn, nó thường gieo cho chúng ta một thất vọng mơ hồ. Được trình bày đơn giản theo mệnh đề toán học về thất vọng, và rốt cùng tất cả thất vọng là: Nếu tất cả đều bị xáo trộn thì, thì tất cả đều được phép.
Thái độ này là loại siêu vi trùng chết người. Có lẽ nó là cám dỗ xấu xa nhất đối với người lớn. Vì nó mà chúng ta bán rẻ chính mình, từ bỏ, ném phẩm cách và ước mơ của chúng ta theo gió và chấp nhận cái tốt xoàng xoàng. Yếu tố đơn độc này có lẽ là gốc rễ của hầu hết tính không chung thủy, vô trách nhiệm trong đời sống tình dục, hoài nghi vào nền văn hóa chúng ta.
Khi chúng ta bán rẻ phẩm cách và các giấc mơ của mình, khi đó, như Merleau-Ponty, chúng ta sẽ gặp vấn đề trong trải nghiệm Thiên Chúa. Cái cao cả nhất chỉ trải nghiệm được một cách rõ ràng khi chúng ta trao bản thân mình cho những gì cao cả nhất.
Sự bề bộn của cuộc sống cũng làm cho chúng ta bị cám dỗ trên một phương diện khác, đó là cố gắng khử trùng cuộc sống.
Vì không thể sống và yêu thương sâu đậm mà không bị tổn thương, nhỏ nhen, nô lệ hóa, bị nhục vì những vướng mắc, bị vấy bẩn, nên chúng ta không chọn sống và yêu thương một cách sâu đậm. Vì thế chúng ta buông bỏ, khước từ chiều sâu. Chúng ta tránh né tất cả những gì có thể gây tổn thương – hay hàn gắn – chúng ta một cách sâu đậm.
Làm như vậy, chúng ta làm cho cuộc đời trở nên giả tạo – sạch sẽ, khử trùng, không vết bụi, không hôi thúi, nhưng vì vậy mà cuộc sống không có sinh khí và ý nghĩa, nó như đóa hoa nhựa. Chúng ta cần chấp nhận các khúc quanh của cuộc đời.
Chúng ta không phải là thiên thần, tự do, bay bổng, không bị trở ngại bởi giới hạn của thời gian và thân xác. Linh hồn chúng ta được sinh ra trong đất, trong đau đớn, máu và hôi thối. Chúng ta không bao giờ là thiên thần.
Nhưng đi cùng với nó là một phẩm cách đặc biệt, phẩm cách mà một hoa hồng thật sở hữu.
Peter Meinke có viết một bài thơ vinh danh cái chết của người đàn ông phát minh hoa hồng giả:
Người Đàn Ông phát minh hoa hồng giả chết đi,
ông để lại danh tiếng.
Đóa hoa không hư nát của ông không bao giờ tàn.
Nhưng người canh mồ không ẩn mình trong bóng tối.
Anh hiểu cái đẹp cũng như các loài hoa,
Những cái nắm lấy quả tim chúng ta bằng mạng lưới mềm mại như lưới trời
Và kết chặt chúng ta bằng sợi chỉ của những giờ mong manh;
Hoa đẹp vì hoa chết.
Cái đẹp mà không có mạch héo tàn
là cằn cỗi, khô khan, đáng bị bỏ rơi
Với các cánh rừng giả. Nhưng kết quả
Lại ủng hộ phát minh của người đàn ông này: Ông biết thời của mình;
Viễn cảnh của thời không có nước mắt để lộ ra
Những người nhân tạo khịt khịt những bông hồng giả.
Ladies’ Home Journal, 1964
Nguyễn Kim An dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét