Trích sách Tập sống vượt lên nỗi sợ, Forgotten among the Lilies, Learning to Love Beyond Our Fears, Ronald Rolheiser
Thời đại chúng ta đang chứng kiến sự xói mòn của Công giáo. Kết quả của chuyện này, ngoài sự ảm đạm buồn tẻ của chính chúng ta, là một sự phân cực cả đạo lẫn đời, cho thấy chúng ta không có khả năng cùng nhau giải quyết vấn đề đang đe dọa tất cả chúng ta. Tôi xin phép giải thích.
Tôi cho là bây giờ chúng ta ít có tính cách Công giáo hơn bao giờ hết. Như thế ngụ ý là gì? Điều gì không được khỏe mạnh? Là Công giáo có nghĩa là gì?
Thời đại chúng ta đang chứng kiến sự xói mòn của Công giáo. Kết quả của chuyện này, ngoài sự ảm đạm buồn tẻ của chính chúng ta, là một sự phân cực cả đạo lẫn đời, cho thấy chúng ta không có khả năng cùng nhau giải quyết vấn đề đang đe dọa tất cả chúng ta. Tôi xin phép giải thích.
Tôi cho là bây giờ chúng ta ít có tính cách Công giáo hơn bao giờ hết. Như thế ngụ ý là gì? Điều gì không được khỏe mạnh? Là Công giáo có nghĩa là gì?
Ngược với Công giáo không phải là Tin lành. Tất cả Ki-tô hữu, tín hữu Tin lành hay Công giáo La mã, đều tuyên xưng đức tin là Công giáo – duy nhất, thánh thiện và tông truyền.
Từ Công giáo có nghĩa là phổ quát, rộng khắp. Là vòng ôm toàn thể. Nghĩa đối ngược là, hẹp hòi, nhỏ nhen, thiếu cởi mở, bè phái, địa phương, trào lưu chính thống, hệ tư tưởng.
Theo tôi, định nghĩa hay nhất về từ Công giáo là câu nói của Đức Giêsu: “Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở” (Ga 14:2).
Khi nói về ngôi nhà của Chúa Cha, Đức Giê-su không nói đến lâu đài trên trời, nhưng là quả tim Thiên Chúa. Quả tim Thiên Chúa có nhiều chỗ ở. Quả tim Thiên Chúa ôm tất cả mọi thứ. Nó rộng rãi, không nhỏ hẹp, cởi mở và có hai mặt đối nghịch với tất cả những gì có tính chất bè phái, trào lưu chính thống và hệ tư tưởng. Đó là quả tim không phân chia sự vật bên này bên kia.
Nikos Kazantzakis có viết: “Trái tim Thiên Chúa không phải là một chung cư chật hẹp.” Nói cách khác, Thiên Chúa có quả tim Công giáo.
Tuy nhiên, khẳng định như vậy, không phải để nói rằng, bởi vì Thiên Chúa cởi mở với tất cả, ôm lấy tất cả, nên không có gì làm nên khác biệt; chúng ta có thể làm những gì mình thích, tất cả mọi giá trị đạo đức đều tương đối, tất cả các niềm tin đều ngang nhau, và không ai có quyền áp đặt chân lý.
Có một quan niệm sai lầm về sự cởi mở khi khẳng định ôm lấy tất cả có nghĩa là làm cho tất cả đều ngang nhau. Đức Giê-su nói ngược lại. Người khẳng định cái ôm toàn thể của trái tim Thiên Chúa chứ không khẳng định, vì như thế, mọi chuyện đều song suốt. Chúa Cha yêu thương tất cả, ngay cả khi Ngài phân biệt đúng và sai.
Có thể nói Công giáo đang không mạnh khỏe, trong đó, không như quả tim Thiên Chúa, quả tim chúng ta càng ngày càng chỉ có một chỗ ở.
Chúng ta đang chứng kiến một sự hẹp hòi và bất khoan dung đang diễn ra từ từ. Trào lưu chính thống, với nhiều kiểu hệ tư tưởng của nó, đã đầu độc chúng ta. Nó đúng cả trong thế giới thế tục cũng như trong Giáo hội. Trào lưu chính thống, sự hẹp hòi và phân cực tồn tại khắp nơi. Song cái này cần được hiểu.
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ về trào lưu chính thống như một quan điểm bảo thủ, hiểu Kinh Thánh theo nghĩa đen đến mức không có tương quan với thế giới thực. Song đó chỉ là một phần, và chỉ là một dạng rất nhỏ của trào lưu chính thống. Đâu có trào lưu chính thống thì ở đó quả tim chỉ có một chỗ ở.
Chính xác, đặc tính của tất cả trào lưu chính thống là, nó tập trung vào một giá trị nào đó, chẳng hạn minh triết của quá khứ, linh cảm thiêng liêng của Thánh Kinh hay tầm quan trọng của công lý và bình đẳng, và làm thành tiêu chuẩn duy nhất để phán xét cái tốt và tính xác thật.
Trong nghĩa đó, quả tim của người chính thống chỉ có một chỗ ở – bảo thủ, tự do, có tính cách Kinh Thánh, lôi cuốn, nữ quyền, chống nữ quyền, công bình xã hội, chống phá thai hay ủng hộ quyền tự do chọn lựa. Nó phán xét bạn là người tốt, chơi được, tử tế, thành thật, Ki-tô hữu, đáng yêu và đáng được lắng nghe nếu bạn đang ở trong quả tim có một chỗ ở đó. Nếu về mặt ý thức hệ bạn không mang tính chính thống, không hoàn toàn theo tất cả quy định về mặt tu từ học, không chấp nhận căm phẫn, bạn bị phán xét là không thành thật hay ngu dốt, cần phải thay đổi hay nâng cao nhận thức.
Cuối cùng, tất cả trào lưu chính thống đều mang hệ tư tưởng và tất cả hệ tư tưởng đều có tính cách chính thống – và cả hai đều là quả tim với chỉ một chỗ ở, một tấm lòng như khu chung cư chật hẹp.
Đó mới đích thật phi Công giáo.
Khổ thay, ở trọng tâm của tất cả trào lưu chính thống và hệ tư tưởng không có tính ái kỷ lành mạnh, tính tự phê bình lành mạnh. Đó là lý do vì sao những người chính thống và theo hệ tư tưởng đều quá tự bảo vệ, quá nhạy cảm và không có tính hài hước.
Vì thế mà thế giới này và Giáo Hội thiếu khoan dung, , thiếu cởi mở, tự cho mình là đúng, giận dữ, bung xung, lý thuyết suông, áp đặt luân lý. Quả tim chúng ta có quá ít chỗ!
Vì như thế, nên không ngạc nhiên khi có ít cuộc đối thoại chân thật. Đa số cố gắng ít chửi rủa và cổ võ. Và cũng vì như thế, nên không ngạc nhiên khi làm việc với những người mắc chứng thần kinh thường bị lẫn với những lý do chân thật.
Nhà của Thiên Chúa có nhiều chỗ ở. Có một vòng ôm cho mỗi người; người nghèo và người giàu, bảo thủ và tự do, không phân biệt người mặc áo lụa hay áo vải. Nhà của Thiên Chúa là nhà Công giáo.
Và “chúng ta phải trở nên Công giáo như Cha chúng ta trên trời.” Chúng ta phải tạo thêm nhiều quả tim Công giáo và nhiều ngôi nhà Công giáo hơn. Và đây không phải là lời kêu gọi theo thuyết tương đối vô tích sự, khẳng định mọi chuyện đều tốt miễn là bạn chân thành làm. Như Đức Ki-tô, chúng ta phải phân biệt giữa đúng và sai và tin vào một chân lý thiêng liêng xét xử thế gian.
Nhưng chúng ta phải giải thoát chính mình khỏi phi Công giáo, khỏi trào lưu chính thống và hệ tư tưởng tạo nên quả tim chỉ có một chỗ ở.
Nguyễn Kim An dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét