Ông bà anh chị em thân mến. Các bài Tin mừng Chúa nhật
trong mùa Vọng thường đề cập đến Gioan Tiền hô, bởi vì đời sống và sứ mạng của
ngài gắn liền với Đấng Cứu Thế. Ngài là vị ngôn sứ cuối cùng được Thiên Chúa chọn
và sai đi trước mở đường, cũng như chuẩn bị tâm hồn mọi người đón chờ Ngôi Hai
Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế xuất hiện. Cho nên, chúng ta thấy danh hiệu của ngài
là “Tiền Hô.”
Sự nghiệp của Gioan Tiền hô gắn liền với chương trình cứu chuộc của Chúa Giêsu, thậm chí không thể nào nói đến Chúa Giêsu mà không nhắc tới vị tiền hô của Người. Chính vì thế giáo hội đã chủ ý đưa những đoạn văn trong các sách Tin mừng nói về Gioan Tiền hô vào phụng vụ mùa Vọng, cụ thể bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, để kêu gọi chúng ta lắng nghe sứ điệp của ngài, chuẩn bị tâm hồn mừng ngày giáng sinh của Đấng Cứu Thế như những người xưa.
Sự nghiệp của Gioan Tiền hô gắn liền với chương trình cứu chuộc của Chúa Giêsu, thậm chí không thể nào nói đến Chúa Giêsu mà không nhắc tới vị tiền hô của Người. Chính vì thế giáo hội đã chủ ý đưa những đoạn văn trong các sách Tin mừng nói về Gioan Tiền hô vào phụng vụ mùa Vọng, cụ thể bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay, để kêu gọi chúng ta lắng nghe sứ điệp của ngài, chuẩn bị tâm hồn mừng ngày giáng sinh của Đấng Cứu Thế như những người xưa.
Có câu chuyện về một người thanh niên ngoại đạo thầm
thương yêu một cô gái thật đẹp Công giáo. Nhưng có một điều, cô gái không màng
gì đến người thanh niên này vì đường lối cuộc sống của người thanh niên hoàn
toàn khác biệt với cô. Người thanh niên dần dần cảm thấy có sự hiếu kỳ, muốn biết
người Công giáo làm gì, thờ phượng như thế nào khi tụ tập trong nhà thờ ngày
Chúa nhật. Một ngày kia, anh bí mật theo
cô gái đến nhà thờ và ngồi dãy ghế đằng sau.
Anh chú tâm lắng nghe bài giảng của linh mục chánh xứ nói về Chúa
Giê-su. Anh cảm thấy có một cảm giác lạ
và lôi cuốn chợt bừng lên trong tâm hồn.
Anh bắt đầu chú ý và tiếp nhận những điều linh mục nói một cách nghiêm
trọng. Sau đó, anh suy nghĩ phải làm gì
để trở thành một Ki-tô hữu, và đưa đến một kết luận là phải thực hành hai bước
quan trọng. Thứ nhất, anh phải lột bỏ cuộc
sống hiện tại, chất vào đống lửa cho cháy thành tro bụi. Bước thứ hai, anh phải bắt đầu một cuộc sống
mới, một cuộc sống hoàn toàn khác với cuộc sống hiện tại.
Ông bà anh chị em thân mến. Hình ảnh người thanh niên lột bỏ cuộc sống hiện
tại vất vào đống lửa cho cháy thành tro và khởi đầu cho một cuộc sống mới là một
hình ảnh thật tốt đẹp, đúng theo ý nghĩa của danh từ “hoán cải” hay “biến đổi
(conversion) của người Do thái thời Chúa Giê-su. Thật vậy “hoán cải”, theo nghĩa đen, có nghĩa
là quay trở lại trong con đường sai và khởi đầu trong con đường đúng, phải. Và đó cũng là điều Gioan Tiền hô kêu gọi mọi
người trong bài Tin mừng hôm nay. Ngài
kêu gọi mọi người đi trong con đường tội lỗi hãy mau mau quay trở lại, vì con
đường này dẫn tới sự tự hủy diệt, sự chết, và hãy đi theo một con đường mới,
con đường của những đức tính tốt và dẫn tới sự sống. Như vậy, hoán cải là thành tâm thú nhận cuộc
sống đang theo một con đường sai lầm, quay trở lại và bắt đầu một cuộc sống mới. Đó là sứ điệp mà Gioan Tiền hô rao giảng cho
những người tụ tập bên bờ sông Gio-đan. Và
cũng là một dấu chỉ chứng tỏ lòng chân thành muốn thay đổi cuộc sống, Gioan Tiền
hô kêu gọi họ can đảm bước xuống dòng sông để chịu phép rửa. Tuy nhiên ngài khẳng định rõ là phép rửa, làm
cho thân thể được sạch sẽ và là dấu chỉ thay tẩy tâm hồn, chỉ mới là bước đầu,
chuẩn bị cho bước thứ hai. Như người
thanh niên trong câu chuyện, không những họ phải để cho cuộc sống hiện tại chết
đi, cháy đi, mà còn phải bắt đầu một cuộc sống mới. Sự kiện này giải thích cho chúng ta hiểu ý
nghĩa câu “Phần tôi, tôi lấy nước mà rửa các ngươi, còn Ngài, Ngài sẽ rửa các
ngươi trong Chúa Thánh Thần” của Gioan Tiền hô.
Phép rửa của ngài chỉ là phép rửa của sự ăn năn hoán cải, chỉ là bước đầu
và chỉ là một sự chuẩn bị cho bước thứ hai. Vậy bước thứ hai là gì? Là tiếp nhận phép rửa của sự tái sinh mà Chúa
Giê-su sẽ mang đến, là tiếp nhận Chúa Thánh Thần và bắt đầu hoàn toàn một cuộc
sống mới. Và đó cũng chính là sự khởi đầu
đi trong một con đường mới, tốt và chính đáng.
Ông bà anh chị em thân mến. Ngày nay, chúng ta phải áp
dụng sứ điệp của Gioan Tiền hô trong bài Tin mừng như thế nào? Chúng ta phải áp dụng những phương cách này như
thế nào vào cuộc sống trong mùa Vọng? Nếu
thành thật nhìn vào cuộc sống, chúng ta có thể nhận ra cuộc sống ngày hôm nay của
chúng ta giống hoàn cảnh của cả hai, người thanh niên trong câu truyện và đám
đông dân chúng trong Tin mừng. Có nghĩa
là, tuy chúng ta đã được rửa sạch tội và đã nhận lãnh Bí tích Thanh tẩy trong
Chúa Thánh Thần, nhưng tất cả chúng ta, ít hay nhiều, nhẹ hay nặng, đã sa ngã lại
trong tội lỗi. Tin mừng cho chúng ta biết
có tiếng kêu của Gioan Tiền hô trong sa mạc “Hãy dọn đường Chúa, hãy sửa đường
Chúa cho ngay thẳng.” Con đường còn có nghĩa là tâm hồn, cuộc sống của chúng
ta. Có lẽ vì con đường đó có nhiều “thung lũng”, “núi đồi” và “những khúc quanh
co” cản trở ân sủng của Chúa đến và vào trong tâm hồn chúng ta, cho nên Tin
mừng kêu gọi chúng ta “dọn đường”,
nhưng dọn bằng cách nào? Chúng ta
có thể hiểu nghĩa bóng của các từ "thung
lũng", "núi đồi", "khúc quanh co." Thung lũng ám chỉ những đam mê lạc thú, tham
lam và ích kỷ; "Núi đồi"
là những sự kiêu căng, ngạo mạn và tự cao; "Khúc quanh co" là những sự gian dối, không trung thực hay
giả hình; "Đường lồi lõm"
là cuộc sống lười biếng, lạnh nhạt, bề ngoài, thiếu tin - cậy - mến đối với
Thiên Chúa, thiếu bác ái, yêu thương đối với tha nhân, thiếu tinh thần hiệp
nhất, thiếu sự hy sinh phục vụ và thiếu bổn phận, trách nhiệm và lòng quảng đại
trong cộng đoàn giáo xứ, hay những bất hòa trong gia đình. Tất cả chúng ta cần gom điều gì đó, cột lại và ném vào
ngọn lửa cho cháy thành tro. Tất cả chúng
ta cần sinh khí, thần khí của Chúa Thánh Thần sống lại trong cuộc sống chúng
ta.
Mùa Vọng là thời điểm để chúng ta thực hành công việc
tái sinh cho cuộc sống, và cũng là lý do giáo hội muốn chúng ta đọc câu chuyện
của thánh Gioan Tiền hô trong mùa Vọng, kêu gọi mọi người ăn năn hoán cải để
chuẩn bị cho sự xuất hiện của Chúa Giê-su, Đấng Cứu Thế, Ngôi Hai Thiên Chúa.
Giáo hội biết tất cả chúng ta cần một sự “khám nghiệm” để đi qua một sự hoán cải,
biến đổi và để chuẩn bị mừng ngày xuất hiện của Chúa Ki-tô trong ngày Giáng
sinh.
Chúng
ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự sáng suốt nhận ra những núi đồi, thung lũng
và khúc quanh co trong cuộc sống dẫn đến sự hủy diệt, sự chết, và can đảm gom
lại, cho vào lửa, là Bí tích Hòa giải, đốt cháy thành tro, hay biết từ bỏ quay
trở lại, đi theo một con đường mới trong ánh sáng Tin mừng để có một sự sống mới, bằng cách hy sinh thời giờ tham dự
tuần tĩnh tâm sắp tới và lãnh nhận Bí tích Hòa giải.
Lm. Chánh xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét