Ông bà
anh chị em thân mến. Đức thánh cha
Phan-xi-cô hiện đang tông du quốc gia Hoa kỳ trong mấy ngày nay. Ngài đã đến thăm viếng thủ đô Washington D.C. và thành
phố New York. Hôm nay, Đức thánh cha đang ở thành phố Philadelphia, được gọi là
“thành phố tình bạn hữu” để tham dự Đại hội Gia đình Thế giới. Như chúng ta biết, gia đình
là nền tảng của xã hội, và gia đình Công giáo cũng được gọi là “Giáo hội thu gọn.” Gía trị và nền tảng gia đình ngày nay, như lời Đức thánh cha diễn tả trong bài diễn văn trước quốc hội Hoa kỳ, đang bị đe dọa bên ngoài cũng như bên trong như luật hôn nhân đồng tính, tình trạng ly dị cao, đời sống chung chạ ngoài hôn nhân, và đời sống quá bận rộn vì vật chất, không có thời giờ để sống gia đình, hay chu toàn phổn phận. ĐTC kêu gọi những người di dân hãy can đảm sống đức tin gia đình, bảo vệ truyền thống giá trị hôn nhân gia đình, và sự sống con người. Vì vậy Đại hội Gia đình Thế giới rất quan trọng, giúp cho mọi gia đình, nhất là gia đình Công giáo, nhìn vào đời sống gia đình, và qua đời sống đức tin và lời Chúa, qua đời sống cầu nguyện, giữ vững những giá trị tinh thần và nền tảng, trung thành, chu toàn bổn phận và sống đức tin, trở thành những gia đình nhân chứng cho Chúa, và những phần tử trong gia đình trở thành những người giúp ích cho Giáo hội và xã hội ngày nay. Vì vậy, chúng ta cầu nguyện cho Đức thánh cha và cách đặc biệt, cho Đại hội Gia đình Thế giới được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và có những kết quả tốt đẹp.
là nền tảng của xã hội, và gia đình Công giáo cũng được gọi là “Giáo hội thu gọn.” Gía trị và nền tảng gia đình ngày nay, như lời Đức thánh cha diễn tả trong bài diễn văn trước quốc hội Hoa kỳ, đang bị đe dọa bên ngoài cũng như bên trong như luật hôn nhân đồng tính, tình trạng ly dị cao, đời sống chung chạ ngoài hôn nhân, và đời sống quá bận rộn vì vật chất, không có thời giờ để sống gia đình, hay chu toàn phổn phận. ĐTC kêu gọi những người di dân hãy can đảm sống đức tin gia đình, bảo vệ truyền thống giá trị hôn nhân gia đình, và sự sống con người. Vì vậy Đại hội Gia đình Thế giới rất quan trọng, giúp cho mọi gia đình, nhất là gia đình Công giáo, nhìn vào đời sống gia đình, và qua đời sống đức tin và lời Chúa, qua đời sống cầu nguyện, giữ vững những giá trị tinh thần và nền tảng, trung thành, chu toàn bổn phận và sống đức tin, trở thành những gia đình nhân chứng cho Chúa, và những phần tử trong gia đình trở thành những người giúp ích cho Giáo hội và xã hội ngày nay. Vì vậy, chúng ta cầu nguyện cho Đức thánh cha và cách đặc biệt, cho Đại hội Gia đình Thế giới được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và có những kết quả tốt đẹp.
Ông bà anh chị em thân mến. Chúng ta nhận
thấy trong các quốc gia, xã hội, cũng như trong giáo hội và trong bất cứ hội
đoàn, cộng đoàn nào, cũng bị những tranh chấp, phe nhóm, ganh tị và tham lam đe
dọa sự hiệp nhất, đoàn kết và sự sống tốt lành.
Thái độ và tính phe nhóm,
ghen tị, và tham lam làm cho con người dễ quên đi mục đích, sứ mệnh, gây ra những
sự chia rẽ, tranh chấp và tẩy trừ hay tẩy chay. Người Ki-tô hữu chúng ta phải luôn
tâm niệm và ghi nhớ sứ mệnh quan trọng hàng đầu của mình. Thứ nhất là sống và nuôi dưỡng đức tin mỗi
ngày một lớn và trưởng thành hơn, để làm chứng cho Chúa, và thứ hai là sống bác
ái, quảng đại, dùng mọi ơn lành và nỗ lực trong cuộc sống làm cho Tin Mừng được
lan rộng khắp nơi. Là những Ki-tô hữu, chúng ta cần tránh thái độ lấy danh Chúa
để ganh tị và chia rẽ bè nhóm. Chúng ta cũng cần tránh thái độ tự đề cao, chỉ
có mình hay nhóm mình mới quan trọng và mới làm được việc. Thiên Chúa cần nhiều
thợ khiêm nhường, nhiệt thành và hy sinh để làm việc trong vườn nho của
Ngài. Chúng ta, nhất là người Việt Công giáo, sống trong thành phố Tulsa
này, cần hy sinh, quảng đại, hỗ trợ và hợp tác với nhau trong việc sống đức
tin, rao giảng Tin mừng, làm sáng danh Chúa, bảo vệ nền tảng và giá trị truyền
thống gia đình Công giáo Việt Nam.
Ông bà
anh chị em thân mến. Các bài đọc Lời Chúa hôm nay dạy tất cả chúng ta phải từ bỏ
tính phe nhóm, ghen tị, và tham lam để nhận ra ơn sủng tình yêu của Chúa, can đảm
làm những gương sáng tốt lành để rao giảng Tin mừng và làm sáng danh Chúa.
Bài
đọc 1 trích sách Dân số kể câu chuyện xảy ra lúc ông Môi-sên đang dẫn dân Chúa
đi lang thang trong sa mạc về Đất hứa. Khi ấy Thiên Chúa bảo Môi-sen chọn một số
người trong dân để họ nói tiên tri, nói lời Chúa. Môi-sen nghe lời Chúa và Chúa
đã ban cho họ ơn Thánh Thần để thi hành sứ vụ nói lời Chúa. Nhưng có 2 người khác không ở trong nhóm cũng
nói tiên tri, thấy vậy, một đứa bé chạy về báo cho Môi-sen và người phụ tá của
ông là Giôsuê biết sự việc. Vì ganh tị, ông Giôsuê liền đề nghị với ông Môi-sen
ra lệnh ngăn cấm 2 người đó. Nhưng ông Môi-sen hiểu Thánh Thần, cũng như Thiên
Chúa, hoạt động và điều khiển mọi người trong mọi nơi, chứ không phải chỉ trên
những người ông đã chọn, nên ông đã trả lời với ông Giô-suê: “Ngươi phân bì
giùm ta làm chi? Chớ gì toàn dân được nói tiên tri và Chúa ban Thần Trí Người
cho họ.” Chúng ta phải tự thú nhận thường
có khuynh hướng giới hạn hoạt động của Thiên Chúa nơi một số người hay chỉ
trong Giáo Hội, nhưng hoạt động của Thiên Chúa bao trùm mọi người và mọi nơi.
Trong
bài đọc 2, thánh Giacôbê nhắc cho chúng ta biết tài nguyên vật chất và của cải trong trời đất là của Thiên
Chúa ban cho mọi người, không ai có
quyền vơ vét và tích trữ của cải cho mình, hay đối sử bất
công với người khác phải chịu thiệt thòi và túng thiếu. Vì vậy, như chúng ta thấy, Đức thánh cha Phan-xi-cô thường
xuyên và nhất là trong bài phát biểu ở Liên hiệp quốc vừa qua, kêu gọi mọi người,
mọi quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia giàu có, hãy quảng đại chia
sẽ và giúp đỡ những người nghèo khổ và không có nơi nương tựa, và phải hết sức
bảo vệ môi sinh, để mọi sinh vật có sự sống tốt.
Bài Tin mừng hôm nay rất phong phú, và Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta nhiều bài học quan trọng,
nhưng tôi xin chia sẻ những bài học quan trọng sau đây. Thứ nhất, chúng ta phải loại trừ tính, thái độ
bè nhóm. Khi
Gioan nói với Chúa Giêsu ngăn cấm một người đã lấy danh Chúa Giêsu trừ quỉ, vì
người đó không ở trong nhóm môn đệ của Chúa, Chúa đã trả lời ông: đừng ngăn cản
họ vì “Ai chẳng chống đối các con, là ủng
hộ các con.” Bài học thứ hai, mọi người có tự do để tin và chấp nhận sự thật. Chúng ta thấy, khi rao giảng Tin Mừng, Chúa
Giêsu trình bày sự thật để thuyết phục mọi người tin vào Ngài, đồng thời kèm theo
những phép lạ, nhưng nếu họ cứng lòng, Chúa Giêsu không bắt hay cưỡng ép họ phải
tin vào Ngài. Chúng ta cũng thế, chúng ta cũng chỉ có thể trình bày sự thật,
hay phân tích cái lợi và cái hại của việc không sống theo sự thật, không sống
theo lời Chúa dạy, nhưng mọi người có tự do quyết định muốn tin theo hay không.
Chúng ta không thể bắt người khác làm theo ý mình. Bài học quan trọng thứ ba,
có nhiều phương cách để rao giảng Tin mừng, và trong cuộc hành trình tìm kiếm sự
thật và đức tin, có nhiều cách để dẫn con người đến sự thật và khơi dậy niềm
tin vào Thiên Chúa, chứ không phải chỉ có một cách. Chúng ta hãy kiên nhẫn và
khiêm nhường để Thiên Chúa làm việc qua chúng ta và trong tha nhân, cho họ có
thời gian để nhận ra sự thật. Chúng ta cần tránh thái độ chủ quan và tự cao, chỉ
có lời nói hay phương cách của chúng ta mới làm cho người khác nhận ra sự thật
hay mới tin vào Tin mừng. Và bài học thứ tư, là những Ki-tô hữu, chúng ta phải
có lòng bác ái, hy sinh và quảng đại, cũng như làm những gương sáng tốt lành và
tránh tội lỗi làm gương xấu cho người khác, nhất là con cái, cháu chắt trong
gia đình. Đây là những phương cách hữu
hiệu để rao giảng Tin mừng và làm sáng danh Chúa.
Xin
Chúa mở mắt tâm hồn để chúng ta nhận thấy Thánh Thần của Thiên Chúa hoạt động ở
mọi nơi và trong mọi người, nhận biết sứ mệnh, mục đích quan trọng của Ki-tô hữu
chúng ta là làm sao cho Nước Chúa trị đến, và ý Chúa được thể hiện dưới đất
cũng như trên trời. Xin Chúa cũng giúp
chúng ta biết hiệp nhất và cộng tác với nhau, làm những gương sáng tốt lành,
cũng như biết sử dụng những ơn lành Chúa ban với những người nghèo khổ, để
chúng ta cùng làm sáng danh Chúa.
Lm. Chánh xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét