
Trước
khi công khai thi hành sứ vụ rao giảng Tin mừng, Chúa Giê-su bỏ xứ Ga-li-lê-a đến
sông Gio-đan, và chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy giả. Trong dịp hành hương Đất
thánh vừa qua, tôi có dịp đến thăm viếng nơi Chúa chịu phép rửa ngày xưa bên
dòng sông Gio-đan.
Bờ sông nơi Chúa chịu phép rửa rất hẹp, có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bờ bên kia được. Những cây lau sậy mọc rất cao hai bờ song. Nước sông không được trong và có màu vàng đục. Hằng ngày có rất nhiều khách hành hương khắp thế giới tuôn đổ tới đây để được nhìn tận mắt nơi thánh thiêng này. Thậm chí có nhiều người đạo Tin lành lội xuống mé dòng sông và chịu phép rửa tại đây.
Bờ sông nơi Chúa chịu phép rửa rất hẹp, có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bờ bên kia được. Những cây lau sậy mọc rất cao hai bờ song. Nước sông không được trong và có màu vàng đục. Hằng ngày có rất nhiều khách hành hương khắp thế giới tuôn đổ tới đây để được nhìn tận mắt nơi thánh thiêng này. Thậm chí có nhiều người đạo Tin lành lội xuống mé dòng sông và chịu phép rửa tại đây.
Chúng
ta biết phép rửa của Gioan là phép rửa của sự ăn năn thống hối tội lỗi. Chúa
Giê-su, Con Thiên Chúa, mặc lấy bản tính loài người, trở thành một phàm nhân với
tất cả mọi cảm giác, ngoại trừ tội lỗi, vậy tại sao Chúa chấp nhận chịu phép rửa
của Gioan?
Có
nhiều người từ xưa tới nay cảm thấy bối rối và khó hiểu về phép rửa của Chúa
Giê-su. Giáo hội sơ khai cũng có những thắc mắc và không đồng ý với sự kiện
này. Trong Tin mừng thánh Mát-thêu,
chính Gioan đã thưa với Chúa: “Chính tôi phải
được Ngài rửa, thế mà Ngài lại đến với tôi sao?” Tin mừng thánh Luca hôm nay, không đề cập đến
sự kiện Gioan làm phép rửa cho Chúa. Và Tin mừng thánh Gioan chỉ đề cập đến
phép rửa một cách gián tiếp mà thôi. Nhưng tất cả các sách Tin mừng và sách Tông
đồ Công vụ đều nhận biết sự kiện phép rửa của Chúa đã xảy ra, cho nên các nhà
thần học đã và đang phải cố gắng hết sức hiểu và giải nghĩa sự kiện này.
Chúa Giê-su
không có tội, cho nên nếu Chúa chịu phép rửa của Gioan Tẩy giả theo nghĩa ăn
năn thống hối tội lỗi thì không chính đáng. Vì thế chúng ta phải hiểu theo một
lý do khác về phép rửa của Chúa, đó là sự tỏ ra cho mọi người biết bản tính của
Chúa Giê-su hay Người là ai. Sau khi chịu phép rửa, Tin mừng cho chúng ta biết
đang lúc cầu nguyện thì có tiếng từ trời phán: “Con là Con
yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha.” Có
nghĩa là Thiên Chúa Cha khẳng định cho chúng ta biết Chúa Giê-su là Con Thiên
Chúa, Đấng Cứu Thế được sai xuống trần gian và hãy tin vào Người. Bản tính Thiên Chúa của Chúa Giê-su cũng đã được bày tỏ và xác định
trong Tin mừng thánh Luca khi thiên thần thưa với Đức Maria, trong mầu nhiệm
Truyền tin, Mẹ sẽ thụ thai bởi Chúa Thánh Thần, và hài nhi sinh ra sẽ là Đấng
Thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Bản
tính của Chúa Giê-su cũng đã được chính Người mạc khải trong câu chuyện Người ở
lại trong đền thờ 3 ngày. Khi cha mẹ tìm
được Người đang đứng giữa các nhà tiến
sĩ và thông thái, Chúa nói với cha mẹ: “Mà tại sao cha mẹ tìm Con? Cha mẹ không
biết rằng Con phải lo công việc của Cha Con ư?”
Trước đó bản
tính của Chúa Giê-su còn bị che dấu, chỉ tỏ hiện ra với số người giới hạn là
các mục đồng và Ba đạo sĩ Phương Đông, biểu hiệu cho dân ngoại mà thôi. Vì vậy, khi Chúa Giê-su chịu phép rửa, Thiên
Chúa Cha đã tuyên báo cho tất cả trần gian biết: “Này là Con yêu dấu của Ta.”
Phép rửa của
Chúa Giê-su không những chiếu tỏa ra bản tính Thiên Chúa của Người, mà còn bao
hàm ý nghĩa sâu xa là bắt đầu một thời kỳ mới, thời kỳ công khai thi hành sứ mạng
rao giảng Tin mừng Nước Trời, cũng như là sứ giả lòng thương xót của Thiên Chúa
Cha. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, đã trung thành chu toàn sứ mạng ấy một cách
tuyệt hảo làm đẹp lòng Thiên Chúa Cha.
Chúng ta thấy
mọi sinh vật kể cả con người trên trần gian này đều có một “sứ mạng.” Sứ mạng của mặt trời là sưởi ấm và đem ánh
sáng sự sống đến cho các sinh vật trên mặt đất. Sứ mạng của cây lúa, cây mì là trở
thành thực phẩm nuôi sống con người. Sứ mạng của vợ chồng là trung thành và xây
dựng cũng như bảo trì hạnh phúc và hòa thuận trong gia đình, nuôi nấng, dạy dỗ
và hướng dẫn con cái. Gia đình là nền tảng
của xã hội. Mỗi người công dân trong một
quốc gia đều có một sứ mạng tôn trọng luật lệ, đóng thuế, gìn giữ an ninh trật
tự và tự do. Đó là sứ mạng của một công
dân đối với quốc gia và xã hội, và là một người trong gia đình.
Qua Bí tích
Thánh tẩy, mỗi người chúng ta trở thành công dân Nước Trời, trở thành một Ki-tô
hữu, vì thế tất cả mọi người già trẻ, nam nữ, giáo dân hay tu sĩ, đều có một sứ
mạng. Vậy mỗi người chúng ta hãy tự hỏi: “Sứ mạng của tôi là gì đối với Giáo Hội,
đối với giáo xứ?”
Bí tích
Thanh tẩy biến đổi và ban cho chúng ta một bản tính là con cái Thiên Chúa, chia
sẻ sự sống của Ngài, là con rất yêu dấu của Chúa Cha, và được kêu gọi sống cuộc
sống làm đẹp lòng Cha trên trời. Những ảnh
hưởng xấu của xã hội và những cám dỗ của tội lỗi, sự dữ và sự tham lam vật chất
làm cho chúng ta quên hay không chú ý đến bản tính chúng ta là ai. Vì yêu
thương, Chúa ban cho chúng ta nhiều ơn lành hồn xác, để chúng ta trung thành với
và chu toàn sứ mạng, biết yêu thương hiệp nhất, đem ánh sáng và tình yêu của Chúa
đến những người chung quanh, bằng những việc lành phúc đức, bằng tấm lòng hy
sinh, bằng những việc bác ái và quảng đại, sống yêu thương và hiệp nhất. Xin Chúa Thánh Thần ban ơn, hướng
dẫn và giúp chúng ta sống xứng đáng là con cái Chúa, làm sáng danh và đẹp lòng Cha chúng ta trên
trời.
Lm. Chánh xứ

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét