Ông bà anh chị em thân mến. Rất nhiều người Việt chúng ta, nhất là những người lớn tuổi, sống trong quốc gia Hoa kỳ này, khi đề cập đến ngôn ngữ, có ít hay nhiều những kinh nghiệm về câm và điếc. Có tai mà không hiểu được hoàn toàn ý nghĩa những điều chúng ta nghe, có miệng mà không nói được, diễn tả được đầy đủ những tư tưởng mà chúng ta muốn phát biểu. Phải công nhận rằng khả năng ngôn ngữ là chìa khóa thành công, là nền tảng và là sức sống con người.
Nhờ ngôn ngữ chúng ta có thể bày tỏ, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta, đồng thời chúng ta có thể lắng nghe và hiểu được những tâm tư của người khác. Chúng ta được ơn có tai nghe, nhưng thường lại không là những người biết lắng nghe, và điều này xảy ra rất nhiều trong gia đình giữa vợ- chồng, giữa cha mẹ với con cái. Nếu trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng trong gia đình mà vợ hay chồng chỉ nói mà không biết nghe, hay nghe mà không nói được, hoặc không đối thoại, chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau, thì cuộc sống có thể nói trở thành trói buộc hay tù ngục. Tất cả chúng ta đây có khả năng nói và nghe được, đó là một hồng ân của Thiên Chúa ban mà chúng ta phải ca ngợi, cảm tạ đội ơn Chúa mỗi ngày và suốt đời.
Ông bà anh chị em thân mến. Những bài Kinh thánh tuần này đề cập đến tình trạng khó khăn của sự kiện bị giới hạn hai khả năng nói và nghe, để ám chỉ đến tình trạng câm, điếc trong đời sống tinh thần, đời sống đức tin của chúng ta, và lòng nhân từ và yêu thương Chúa. Trước hết, trong bài đọc 1 hôm nay, ngôn sứ I-sa-i-a nói với dân Chúa trong thời gian bị lưu đày ở Ba-bi-lon: “Can đảm lên, đừng sợ. Này đây Thiên Chúa các ngươi sẽ đến và cứu thoát các ngươi.” Chúng ta thấy sự cứu thoát này được diễn tả qua những dấu hiệu chữa lành cho mù lòa được bừng sáng và câm điếc được mở ra. Lời của tiên tri cũng là một sự an ủi, hy vọng và trông cậy cho chúng ta. Chúng ta biết trong cuộc sống có những điều làm cho chúng ta lo lắng, sợ hãi và thất vọng. Chúng ta lo lắng và sợ hãi khi chúng ta phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn như bệnh tật, đau khổ cá nhân, rắc rối trong gia đình, hay những dự tính trong cộng đoàn mà chúng ta không nhìn thấy rỏ được tương lai sẽ như thế nào. Thí dụ như việc xây dựng nhà thờ nhà xứ sẽ như thế nào? Mọi người có hiệp nhất và bác ái, quảng đại không? Lời Chúa hôm nay ban cho chúng ta một sứ điệp, sứ điệp của sự an tâm, vui mừng và hy vọng: hãy vững tin vì Chúa sẽ đến và cứu giúp chúng ta. Thật vậy, Kinh thánh cho chúng ta biết dân Do thái đã được Chúa cứu thoát khỏi ách nô lệ, trở về quê hương và sau đó họ đã khởi công xây đền thờ để tạ ơn Chúa. Chúng ta tin tưởng Chúa sẽ giúp chúng ta trong những vấn đề làm sáng danh Chúa. Chưa có công việc gì tôn vinh và làm sáng danh Chúa mà thất bại cả.
Bài đọc 1 chuẩn bị và đưa chúng ta đến bài Tin mừng hôm nay về phép lạ Chúa Giê-su chữa cho người câm điếc nghe nói được, và đặc biệt hơn nữa là đưa chúng ta vào một sự kiện vô cùng lạ lùng và cao quí, mà nhiều khi chúng ta không chú ý, đó là: ân sủng của Chúa đang hiện diện giữa chúng ta. Thật vậy, ông bà anh chị em thân mến, trong thời điểm và trong những sự khó khăn mà chúng ta hôm nay phải đối diện, chúng ta phải thành tâm nhận định rằng, chúng ta thật sự cần phải được nghe lời ngôn sứ I-sa-i-a “Này đây Thiên Chúa các ngươi sẽ đến cứu thoát các ngươi” lập đi lập lại bên tai của chúng ta.
Trước hết, chúng ta hãy chú ý tới tình cảnh đáng thương tâm của người câm điếc, và cũng có thể là tình cảnh của nhiều người Việt chúng ta về sự trở ngại ngôn ngữ bị kỳ thị hay thiệt thòi. Anh ta vừa câm vừa điếc. Bệnh tật đày đọa đã khổ rồi nhưng anh còn khổ hơn vì quan niệm của người Do thái lúc đó cho rằng bệnh tật là hậu qủa tội lỗi của anh hay của cha mẹ anh. Và do đó anh bị loại trừ sống ngoài lề xã hội. Chúa Giêsu hiểu được nỗi đau khổ của anh và đã chữa lành anh khi Chúa nói: “Ephata, hãy mở ra!”
Chúng ta cũng nhận thấy rằng sau những lần làm phép lạ, Chúa Giêsu thường cấm bệnh nhân hoặc ma quỉ không được nói gì về Người. Lần này, sau khi đã chữa người câm điếc, Chúa căn dặn anh không được nói cho ai biết, vì Chúa Giêsu thấy tâm trạng dân chúng lúc đó chưa thực sự hiểu và không muốn nhận ra Người chính là Đấng cứu thế, là Con Thiên Chúa được sai đến ban ơn cứu độ cho nhân loại. Họ chỉ thấy nơi Người chân dung của một người trần thế. Họ vẫn tưởng Người sẽ làm vua Israel, vì thế đã có lần họ tính tôn Người lên làm vua. Vì thế Chúa đã ngăn cấm họ để đề phòng và giảm bớt sự hiểu sai trái trước sự nông nổi, bồng bột, ngộ nhận của dân chúng về Người.
Ông bà anh chị em thân mến, phép lạ Chúa Giêsu chữa người câm điếc hôm nay có chủ ý nhắc nhở và dạy chúng ta ít ra 3 bài học thiêng liêng cần thiết và quan trọng cho đời sống Kitô hữu. Bài học thứ 1 cho chúng ta là: Thiên Chúa vẫn còn đang hoạt động nơi trần gian. Chúng ta tin một cách chắc chắn Chúa Giê-su vẫn còn đang mở tai cho những người điếc về tâm linh và điếc với lời Chúa, như Chúa đã chữa lành cho những người vào thời kỳ Chúa hiện diện nơi trần gian. Và chúng ta cũng tin Chúa Giê-su cũng đang làm cho lưỡi của chúng ta thẳng ra, để chúng ta có khả năng ca tụng ngợi khen những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và để chúng ta làm sáng danh Thiên Chúa như Chúa Giê-su đã chữa lành cho những người vào thời đó.
Nhưng chỉ có một điều khác biệt là Chúa Giê-su không thực hiện những phép lạ này bằng chính tay hay lời nói qua miệng của chính Chúa, nhưng bằng tay và tiếng nói của người khác, hay nói một cách rõ hơn là qua bàn tay và lời nói của chúng ta. Và đây cũng chính là bài học thứ hai mà Chúa muốn dạy chúng ta qua bài Tin mửng hôm nay. Nhưng trước khi chúng ta trở thành lời nói, bàn tay hay trái tim của Chúa, chúng ta cần phải được Chúa chữa lành, mở tai con tim, tâm linh trước, để chúng ta có tấm lòng chân thật khao khát lắng nghe lời Chúa. Chúng ta ý thức rằng trong xã hội hôm nay, chúng ta bị các tiếng gọi của mọi thứ cám dỗ lôi cuốn, không những làm cho lương tâm của chúng ta mất đi sự sáng suốt phân biệt tốt -xấu, phải trái, làm cho chúng ta trở nên hình thức, lạnh nhạt hay thờ ơ lắng nghe Lời Chúa, là nền tảng đức tin và đời sống Kitô hữu, mà còn cản trở chúng ta sống lời Chúa. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng, “Người ta sống bởi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” và “Lời Chúa ban sự sống đời đời.” Vậy trong Năm Đức Tin tới này, chúng ta thành tâm xin Chúa giúp chúng ta có lòng khao khát và thành tâm lắng nghe Lời Chúa hơn, can đảm sống lời Chúa, để Chúa dùng bàn tay chúng ta dẫn dắt người khác đến với Chúa, chữa lành những người chưa tin vào lời Chúa, và lời nói của miệng chúng ta chữa lành người đau khổ; và nhất là con tim của chúng ta để yêu thương và an ủi những người sống trong lo âu, sợ hãi và thất vọng.
Cuối cùng, bài học thứ 3 mà Chúa muốn dạy chúng ta qua bài Tin mừng hôm nay là chúng ta hãy can đảm lên, đừng sợ dùng miệng lưỡi, con tim, hay nói cách khác đi, dùng bản thân và cuộc sống của chúng ta để cảm tạ, ngợi khen, ca tụng, rao truyền và làm sáng danh Chúa. Hằng ngày chúng ta chỉ muốn mở miệng xin Chúa ban ơn này ơn nọ, nhưng ít người muốn dùng cuộc sống ngay thẳng, chân chính, bác ái, quảng đại và yêu thương của mình để cảm tạ, đội ơn làm sáng danh Chúa, hay hy sinh phục vụ để ca tụng rao truyền thánh danh Chúa.
Ông bà anh chị em thân mến. Tin mừng cho chúng ta biết sau khi được chứng kiến phép lạ, dân chúng thán phục ca ngợi Chúa. Chính người câm điếc sau khi được chữa lành đã đi loan truyền danh Chúa mặc dù Chúa đã căn dặn anh ta phải im lặng. Hai bổn phận quan trọng này nhiều khi chúng ta hay lơ là hay quên lãng trong đời sống đức tin.
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì chúng ta có tai và miệng lưỡi thân xác, có khả năng nói và nghe tốt, do đó chúng ta cố gắng xử dụng lời nói hay ngôn ngữ như thế nào cho đúng ý và đẹp lòng Chúa. Ngoài ra,ngày nay có nhiều người bị bệnh câm điếc về phần tinh thần, về đức tin và lời Chúa. Chúng ta tin Chúa Giêsu vẫn thực hiện những phép lạ chữa câm điếc, cho nên chúng ta xin Chúa chữa lành cho chúng ta, để qua chúng ta là những Kitô hữu, sẵn lòng cho Chúa xử dụng bàn tay, lời nói của chúng ta, chữa lành những người khác, và đem lại yêu thương, bình an, hy vọng, an ủi và hiệp nhất. Chúng ta cũng cầu xin Chúa đặt ngón tay của Người vào lỗ tai và miệng để chúng ta có khả năng lắng nghe Lời của Chúa, có đời sống đức tin sống động hơn, và có đời sống tốt lành hơn, để cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái hạnh phúc và yêu thương hơn, cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất, và nhất là cuộc sống của chúng ta trở thành những lời ca tụng, tôn vinh danh thánh Chúa. Xin Chúa chúc lành và ban ơn cho chúng ta.
Nhờ ngôn ngữ chúng ta có thể bày tỏ, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta, đồng thời chúng ta có thể lắng nghe và hiểu được những tâm tư của người khác. Chúng ta được ơn có tai nghe, nhưng thường lại không là những người biết lắng nghe, và điều này xảy ra rất nhiều trong gia đình giữa vợ- chồng, giữa cha mẹ với con cái. Nếu trong cuộc sống hôn nhân vợ chồng trong gia đình mà vợ hay chồng chỉ nói mà không biết nghe, hay nghe mà không nói được, hoặc không đối thoại, chia sẻ để hiểu biết lẫn nhau, thì cuộc sống có thể nói trở thành trói buộc hay tù ngục. Tất cả chúng ta đây có khả năng nói và nghe được, đó là một hồng ân của Thiên Chúa ban mà chúng ta phải ca ngợi, cảm tạ đội ơn Chúa mỗi ngày và suốt đời.
Ông bà anh chị em thân mến. Những bài Kinh thánh tuần này đề cập đến tình trạng khó khăn của sự kiện bị giới hạn hai khả năng nói và nghe, để ám chỉ đến tình trạng câm, điếc trong đời sống tinh thần, đời sống đức tin của chúng ta, và lòng nhân từ và yêu thương Chúa. Trước hết, trong bài đọc 1 hôm nay, ngôn sứ I-sa-i-a nói với dân Chúa trong thời gian bị lưu đày ở Ba-bi-lon: “Can đảm lên, đừng sợ. Này đây Thiên Chúa các ngươi sẽ đến và cứu thoát các ngươi.” Chúng ta thấy sự cứu thoát này được diễn tả qua những dấu hiệu chữa lành cho mù lòa được bừng sáng và câm điếc được mở ra. Lời của tiên tri cũng là một sự an ủi, hy vọng và trông cậy cho chúng ta. Chúng ta biết trong cuộc sống có những điều làm cho chúng ta lo lắng, sợ hãi và thất vọng. Chúng ta lo lắng và sợ hãi khi chúng ta phải đối diện với những hoàn cảnh khó khăn như bệnh tật, đau khổ cá nhân, rắc rối trong gia đình, hay những dự tính trong cộng đoàn mà chúng ta không nhìn thấy rỏ được tương lai sẽ như thế nào. Thí dụ như việc xây dựng nhà thờ nhà xứ sẽ như thế nào? Mọi người có hiệp nhất và bác ái, quảng đại không? Lời Chúa hôm nay ban cho chúng ta một sứ điệp, sứ điệp của sự an tâm, vui mừng và hy vọng: hãy vững tin vì Chúa sẽ đến và cứu giúp chúng ta. Thật vậy, Kinh thánh cho chúng ta biết dân Do thái đã được Chúa cứu thoát khỏi ách nô lệ, trở về quê hương và sau đó họ đã khởi công xây đền thờ để tạ ơn Chúa. Chúng ta tin tưởng Chúa sẽ giúp chúng ta trong những vấn đề làm sáng danh Chúa. Chưa có công việc gì tôn vinh và làm sáng danh Chúa mà thất bại cả.
Bài đọc 1 chuẩn bị và đưa chúng ta đến bài Tin mừng hôm nay về phép lạ Chúa Giê-su chữa cho người câm điếc nghe nói được, và đặc biệt hơn nữa là đưa chúng ta vào một sự kiện vô cùng lạ lùng và cao quí, mà nhiều khi chúng ta không chú ý, đó là: ân sủng của Chúa đang hiện diện giữa chúng ta. Thật vậy, ông bà anh chị em thân mến, trong thời điểm và trong những sự khó khăn mà chúng ta hôm nay phải đối diện, chúng ta phải thành tâm nhận định rằng, chúng ta thật sự cần phải được nghe lời ngôn sứ I-sa-i-a “Này đây Thiên Chúa các ngươi sẽ đến cứu thoát các ngươi” lập đi lập lại bên tai của chúng ta.
Trước hết, chúng ta hãy chú ý tới tình cảnh đáng thương tâm của người câm điếc, và cũng có thể là tình cảnh của nhiều người Việt chúng ta về sự trở ngại ngôn ngữ bị kỳ thị hay thiệt thòi. Anh ta vừa câm vừa điếc. Bệnh tật đày đọa đã khổ rồi nhưng anh còn khổ hơn vì quan niệm của người Do thái lúc đó cho rằng bệnh tật là hậu qủa tội lỗi của anh hay của cha mẹ anh. Và do đó anh bị loại trừ sống ngoài lề xã hội. Chúa Giêsu hiểu được nỗi đau khổ của anh và đã chữa lành anh khi Chúa nói: “Ephata, hãy mở ra!”
Chúng ta cũng nhận thấy rằng sau những lần làm phép lạ, Chúa Giêsu thường cấm bệnh nhân hoặc ma quỉ không được nói gì về Người. Lần này, sau khi đã chữa người câm điếc, Chúa căn dặn anh không được nói cho ai biết, vì Chúa Giêsu thấy tâm trạng dân chúng lúc đó chưa thực sự hiểu và không muốn nhận ra Người chính là Đấng cứu thế, là Con Thiên Chúa được sai đến ban ơn cứu độ cho nhân loại. Họ chỉ thấy nơi Người chân dung của một người trần thế. Họ vẫn tưởng Người sẽ làm vua Israel, vì thế đã có lần họ tính tôn Người lên làm vua. Vì thế Chúa đã ngăn cấm họ để đề phòng và giảm bớt sự hiểu sai trái trước sự nông nổi, bồng bột, ngộ nhận của dân chúng về Người.
Ông bà anh chị em thân mến, phép lạ Chúa Giêsu chữa người câm điếc hôm nay có chủ ý nhắc nhở và dạy chúng ta ít ra 3 bài học thiêng liêng cần thiết và quan trọng cho đời sống Kitô hữu. Bài học thứ 1 cho chúng ta là: Thiên Chúa vẫn còn đang hoạt động nơi trần gian. Chúng ta tin một cách chắc chắn Chúa Giê-su vẫn còn đang mở tai cho những người điếc về tâm linh và điếc với lời Chúa, như Chúa đã chữa lành cho những người vào thời kỳ Chúa hiện diện nơi trần gian. Và chúng ta cũng tin Chúa Giê-su cũng đang làm cho lưỡi của chúng ta thẳng ra, để chúng ta có khả năng ca tụng ngợi khen những ơn lành Thiên Chúa đã ban cho chúng ta, và để chúng ta làm sáng danh Thiên Chúa như Chúa Giê-su đã chữa lành cho những người vào thời đó.
Nhưng chỉ có một điều khác biệt là Chúa Giê-su không thực hiện những phép lạ này bằng chính tay hay lời nói qua miệng của chính Chúa, nhưng bằng tay và tiếng nói của người khác, hay nói một cách rõ hơn là qua bàn tay và lời nói của chúng ta. Và đây cũng chính là bài học thứ hai mà Chúa muốn dạy chúng ta qua bài Tin mửng hôm nay. Nhưng trước khi chúng ta trở thành lời nói, bàn tay hay trái tim của Chúa, chúng ta cần phải được Chúa chữa lành, mở tai con tim, tâm linh trước, để chúng ta có tấm lòng chân thật khao khát lắng nghe lời Chúa. Chúng ta ý thức rằng trong xã hội hôm nay, chúng ta bị các tiếng gọi của mọi thứ cám dỗ lôi cuốn, không những làm cho lương tâm của chúng ta mất đi sự sáng suốt phân biệt tốt -xấu, phải trái, làm cho chúng ta trở nên hình thức, lạnh nhạt hay thờ ơ lắng nghe Lời Chúa, là nền tảng đức tin và đời sống Kitô hữu, mà còn cản trở chúng ta sống lời Chúa. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng, “Người ta sống bởi Lời do miệng Thiên Chúa phán ra” và “Lời Chúa ban sự sống đời đời.” Vậy trong Năm Đức Tin tới này, chúng ta thành tâm xin Chúa giúp chúng ta có lòng khao khát và thành tâm lắng nghe Lời Chúa hơn, can đảm sống lời Chúa, để Chúa dùng bàn tay chúng ta dẫn dắt người khác đến với Chúa, chữa lành những người chưa tin vào lời Chúa, và lời nói của miệng chúng ta chữa lành người đau khổ; và nhất là con tim của chúng ta để yêu thương và an ủi những người sống trong lo âu, sợ hãi và thất vọng.
Cuối cùng, bài học thứ 3 mà Chúa muốn dạy chúng ta qua bài Tin mừng hôm nay là chúng ta hãy can đảm lên, đừng sợ dùng miệng lưỡi, con tim, hay nói cách khác đi, dùng bản thân và cuộc sống của chúng ta để cảm tạ, ngợi khen, ca tụng, rao truyền và làm sáng danh Chúa. Hằng ngày chúng ta chỉ muốn mở miệng xin Chúa ban ơn này ơn nọ, nhưng ít người muốn dùng cuộc sống ngay thẳng, chân chính, bác ái, quảng đại và yêu thương của mình để cảm tạ, đội ơn làm sáng danh Chúa, hay hy sinh phục vụ để ca tụng rao truyền thánh danh Chúa.
Ông bà anh chị em thân mến. Tin mừng cho chúng ta biết sau khi được chứng kiến phép lạ, dân chúng thán phục ca ngợi Chúa. Chính người câm điếc sau khi được chữa lành đã đi loan truyền danh Chúa mặc dù Chúa đã căn dặn anh ta phải im lặng. Hai bổn phận quan trọng này nhiều khi chúng ta hay lơ là hay quên lãng trong đời sống đức tin.
Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì chúng ta có tai và miệng lưỡi thân xác, có khả năng nói và nghe tốt, do đó chúng ta cố gắng xử dụng lời nói hay ngôn ngữ như thế nào cho đúng ý và đẹp lòng Chúa. Ngoài ra,ngày nay có nhiều người bị bệnh câm điếc về phần tinh thần, về đức tin và lời Chúa. Chúng ta tin Chúa Giêsu vẫn thực hiện những phép lạ chữa câm điếc, cho nên chúng ta xin Chúa chữa lành cho chúng ta, để qua chúng ta là những Kitô hữu, sẵn lòng cho Chúa xử dụng bàn tay, lời nói của chúng ta, chữa lành những người khác, và đem lại yêu thương, bình an, hy vọng, an ủi và hiệp nhất. Chúng ta cũng cầu xin Chúa đặt ngón tay của Người vào lỗ tai và miệng để chúng ta có khả năng lắng nghe Lời của Chúa, có đời sống đức tin sống động hơn, và có đời sống tốt lành hơn, để cuộc sống gia đình, vợ chồng, con cái hạnh phúc và yêu thương hơn, cộng đoàn yêu thương, hiệp nhất, và nhất là cuộc sống của chúng ta trở thành những lời ca tụng, tôn vinh danh thánh Chúa. Xin Chúa chúc lành và ban ơn cho chúng ta.
Lm. Quản Nhiệm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét