Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Tin Giáo Hội tuần qua 30.11.2013

Không tài trợ các thử nghiệm các tế bào gốc của phôi thai người
BRUXELLES. Trong những ngày qua, Liên Hội Đồng giám mục Âu Châu đã mạnh mẽ yêu cầu Quốc Hội Âu Châu không tài trợ việc thử nghiệm các tế bào gốc lấy từ phôi thai người, vì nó bao gồm việc hủy hoại các phôi thai. Các Giám mục Âu châu đã thu thập được 1,9 triệu chữ ký tại 28 thủ đô Âu châu nhằm bảo vệ phôi thai người, và yêu cầu Quốc Hội Liên Hiệp Âu châu không thể làm ngơ trước tiếng nói của người dân ủng hộ phong trào này.
Các Giám mục Âu châu nhấn mạnh rằng các sáng chế sinh học kỹ thuật dùng các tế bào gốc phôi thai người không thể được cấp bằng, bởi vì các tài trợ cho việc nghiên cứu bị hạn chế, và phải cho các chương trình nhận được nhiều đồng thuận hơn và đây là điều không có đối với việc thử nghiệp tế bào gốc phôi thai người.

Ấn Độ cầu nguyện cho công lý và hòa bình
cߦºu nguyß+çn cho h+¦a b+¼nh ß+ƒ ߦñn -Éß+ÖNEW DEHLI. Ngày 30.11 là ngày toàn Ấn Độ cầu nguyện cho công lý và hòa giải. Các buổi cầu nguyện sẽ được tổ chức trong hơn 6000 nhà thờ trên toàn nước Ấn. Ý tưởng này nảy sinh hồi năm 2012 từ một cuộc họp của hàng lãnh đạo các giáo Hội Kitô Ấn và được sự ủng hộ của tín hữu các Giáo Hội Kitô và thành viên của 130 hiệp hội, giáo phận, giáo xứ trong các bang như Himachal, Pradesh, Punjab, Jharkhand, Maharashtra, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, Karnataka và Kerala.
Đức Cha Anil Couto, Tổng Giám mục New Dehli, chủ tịch ủy ban tổ chức cho biết mục đích là để cầu nguyện cho công lý hòa giải quốc gia và công bằng quốc tế, cũng là để cầu nguyện cho mọi người dân và cộng đoàn. Ban tổ chức cũng đã mời tổng thống, thủ tướng, chủ tịch tòa thượng thẩm, các vị chỉ huy quân đội tham dự buổi cầu nguyện cho quốc thái dân an.

Kể chuyện Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho thiếu nhi
kß+â chuyß+çn DGH cho thiߦ+u nhiITALIA. Giovanni Manna, một nhà văn và là một nhà báo, chuyên gia viết truyện cho giới trẻ, đang thực hiện một tác phẩm nhỏ về Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho thiếu nhi với tựa đề là “Jorge, người bạn của chúng ta”, trong đó kể về cuộc đời của Jorge Maria Bergoglio (Đức Đương Kim Giáo Hoàng), các hành trình và ơn gọi đã dẫn ngài tới cương vị ngày nay.
Lời văn được Jeanne Perego-Schimpke viết với một giọng văn rất nhẹ nhàng mà bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể hiểu được. Lời dẫn sẽ do Đức Cha Edoardo Horacio Garcia viết. Vị Giám Mục này đang chịu trách nhiệm chăm sóc mục vụ cho trẻ em và giới trẻ, và là một trong những người cộng tác thân tín nhất của Jorge Bergoglio. Phần cuối sẽ là ít lời Đức Thánh Cha muốn gửi đến các trẻ em trên toàn thế giới.
Thu nhập có được từ tác phẩm này sẽ được dành tặng cho Hiệp Hội El Almendro ở Buenos Aires, để phục vụ cho việc chăm sóc các trẻ em, thanh thiếu niên và các nạn nhân trẻ của việc lạm dụng tình dục và nghiện ngập.

Công bố tông huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha
VATICAN. Ngày 26.11 vừa qua, Tông Huấn Evangelii Gaudium của Đức Thánh Cha đã được công bố. Khởi đầu Tông Huấn, Đức Thánh Cha viết: “Niềm vui của Tin Mừng đong đầy con tim và cuộc sống của những ai gặp được Đức Giêsu. Những ai đón nhận của lễ cứu độ của Người thì được giải thoát khỏi mọi tội lỗi, buồn phiền, những cô đơn và trống trãi nội tâm. Với Đức Kitô, niềm vui luôn trở nên tươi mới. Cùng với Tông Huấn này, tôi tha thiết kêu mời các tín hữu Kitô hãy dấn thân vào một giai đoạn loan báo Tin Mừng mới được đánh dấu bởi niềm vui, đồng thời vạch ra những lộ trình mới cho hành trình của Giáo Hội cho những năm sắp tới.”
Ngoài lời mở đầu, Tông Huấn gồm 5 chương. Chương thứ nhất nói về sự biến đổi mang tính truyền giáo của Giáo Hội, chương này gồm 5 mục nhỏ. Chương 2 nói về những khủng hoảng trong việc truyền giáo, gồm 2 mục. Phần ba bàn về việc loan báo Tin Mừng, với lời mời gọi toàn thể dân Chúa cùng thực hiện và với một cái nhìn đúng đắn về truyền giáo. Chương 4 nói về chiều kích xã hội của việc loan báo Tin Mừng. Và chương cuối cùng nói về những người thực hiện việc loan báo tin mừng, và mẫu gương tuyệt vời nhất là Mẹ Maria.
Cũng trong ngày hôm nay, tại phòng báo chí Tòa Thánh, đã có một cuộc họp báo với sự hiện diện của Đức Cha Rino Fisichella, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về tái truyền giảng Tin Mừng; Đức Cha Lorenzo Baldisseri, Tổng Thư Ký Thượng Hội Đồng Giám Mục; Đức Cha Claudio Maria Celli, Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về truyền thông xã hội và cha Lombardi, Giám Đốc phòng Báo Chí Tòa Thánh. Các vị đã đưa ra những nhận định về văn phong và nội dung của Tông Huấn, giúp độc giả hiểu hơn và dấn thân nhiều hơn theo như lời mời gọi của vị cha chung.

Tổng thống Paraguay đến thăm Tòa Thánh
ROMA. Sáng ngày 25.11, Đức Thánh Cha đã có một cuộc tiếp kiến với Tổng Thống Paraguay, ông Horacio Manuel Cartes Jara. Cuộc gặp gỡ riêng tư này chỉ kéo dài khoảng 25 phút, trong đó, các vị đã nói về việc cùng nhau chống lại nạn nghèo đói và tham nhũng.
Trong phần trao đổi tặng vật, vị Tổng Thống đã tặng cho Đức Thánh Cha một bức tượng Mẹ Maria bằng gỗ và một cuốn sách hình về các “ấp” do các tu sĩ dòng Tên thành lập ở Paraguay. Đức Thánh Cha cũng đã tặng lại vị Tổng thống một bản copy văn kiện Aparecida. Các con của vị tổng thống cũng tặng cho Đức Thánh Cha các dụng cụ và chất liệu để uống trà mate, một loại trà đặc trưng ở Paraguay mà Đức Thánh Cha rất thích.
Sau đó, Vị tổng thống cũng gặp Đức Tổng Giám Mục Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, cùng với Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Ngoại trưởng Tòa Thánh.

Các Giám Mục Trung Phi cầu cứu
GM Trung phi cߦºu cß+¬uTRUNG PHI. Trước tình hình bạo lực và chiến tranh đang gia tăng ở Trung Phi, các Trung Phi đã lên tiếng cầu cứu toàn thể thế giới giới. Đức Cha Edouard Mathos, Giám Mục Giáo Phận Banbari đã thốt lên với giọng yếu ớt rằng: “Chúng tôi không có phương tiện nào để tự vệ. Chúng tôi xin các cộng đồng quốc tế hãy giúp đỡ chúng tôi vì chúng tôi không thể làm gì một mình. Chúng tôi đang đợi Quân Đội Pháp can thiệp. Liên Hiệp Quốc thì chẳng làm gì, trong khi người dân ở đây đang chết dần. Họ đang đói lã. Các tổ chức quốc tế lớn thì chậm đến quá.”
Cơn khủng hoảng vì bạo lực đang lan rộng: 63 ngàn người Trung Phi đã phải trốn sang nước ngoài, 400 ngàn người bị buộc phải từ bỏ quê hương, 1/5 dân số đang có nguy cơ chết đói.
Quân đội Seleka là những người đã khơi dậy cuộc đảo chính chống lại cựu tổng thống Bozizé, nhưng họ tiếp tục mở rộng phạm vu khủng bố khắp đất nước. Thành viên của lực lượng dân quân Seleka đến từ nhiều nước khác nhau, nhiều nhất là ở Chad và Sudan.
Các giám mục và lãnh tụ Hồi Giáo đã nói nhiều lần rằng đây không phải là một cuộc chiến tranh tôn giáo, không phải là một xung đột giữa các tín đồ Kitô giáo và Hồi Giáo. Nhưng lính Seleka đã mắng nhiếc các Kitô hữu. Đức Cha Mathos cho biết “khắp nơi trong thành phố đang nổi dậy một sự chống Hồi mạnh mẽ. Chúng tôi đang thúc dục các Kitô hữu hãy kiên nhẫn và tìm kiếm hòa bình nhưng rất khó để biết họ đang suy nghĩ gì.” Các nhóm tự vệ đang dần trở nên phổ biến. Mọi người tự trang bị cho mình những cung tên và súng tự chế và cố gắng thực thi công bình bằng chính mình.

Tình hình khó khăn tại Nigeria
NIGERIA. Ngày 28.11 vừa qua, trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí, Đức cha Oroko Egbebo, đại diện tông tòa tại Bomadi chia sẻ những khó khăn của người dân tại Nigeria.
ß+ƒ NigeriaNgài cho biết: “Chính quyền Nigeria chỉ quan tâm đến lợi ích của mình, chứ không quan tâm gì đến quần chúng nhân dân”. Miền Bắc thì đối diện với những cuộc xung đột vũ trang bởi các nhóm hồi giáo Boko Haram, còn miền Nam thì chịu khổ với những vấn đề về ô nhiễm môi trường, công bằng xã hội, quản lý kém, suy giảm kinh tế và tham nhũng. Những người dân chẳng được hưởng lợi gì từ nguồn dầu phong phú ở đây. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm, khiến cá chết hàng loạt. Nhiều người dân phải mưu sinh bằng cách tự mình khai thác dầu thô rồi chế biến thành nguyên liệu để bán nhưng lại gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ chính quyền.
Tại vùng lãnh thổ tông tòa của ngài, các trẻ em chết vì suy dinh dưỡng, chất lượng nước uống rất tồi tệ, và thiếu nhiều cơ sở hạ tầng: trường học, bệnh viện, các trung tâm huấn luyện. Đức cha đang điều hành một bệnh viện nhỏ và hy vọng rằng trong thời gian sắp tới sẽ mở được trường học.
Số người Công Giáo ở đây vào khoảng 30 ngàn người trên tổng số trên 3 triệu cư dân. Lãnh thổ thì rộng lớn, nhưng chỉ có 35 linh mục coi sóc 25 giáo xứ, các ngài lại không có phương tiện đi lại. Hơn nữa, phần lớn dân chúng ở đây theo tôn giáo truyền thống và giáo hội công giáo phải đối mặt với những hệ quả mang lại do niềm tin phổ biến nơi đây.
Nhưng Đức Cha khẳng định: “Dù có nhiều thử thách nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc. Người ta tin vào Giáo Hội và chúng tôi có thể cống hiến để cải thiện những điều kiện sống của người dân. Chúng tôi không có đầy đủ phương tiện, nhưng chúng tôi sẽ làm những gì có thể trong khả năng của chúng tôi.”

Cải tổ cung cách làm việc của nhân viên Vatican
cߦúi tß+ò vaticanVATICAN. Tạp chí Panorama của Ý vừa cho biết Vatican tìm cách siết chặt hơn các nhân viên làm việc bằng quy định các nhân viên phải sử dụng thẻ quét được cung cấp để trình báo giờ đến và giờ ra về. Quy định này bao gồm kể các đức ông. Chỉ có các hồng y và giám mục được loại trừ khỏi quy định này. Chỉ có các hồng y và tổng giám mục được loại trừ khỏi quy định này.
Bài báo cho hay “Đây là cách mà Đức Giáo Hoàng muốn quản lý chặt hơn các nhân viên làm việc chểnh mảng. Từ trước đến nay, các nhân viên Vatican không làm việc này. Mục đích là để cải thiện hơn việc bố trí các nhân viên trong Curia và đưa nhiều linh mục rảnh rỗi nơi đây ra các giáo xứ để mục vụ. Vatican đã cố gắng trong nhiều năm nay ứng dụng các công nghệ điện tử để kiểm tra các nhân viên làm việc, nhưng vẫn có ít nhiều chống đối.”
Quyết định này của Đức Thánh Cha được sự ủng hộ của Cơ Quan Quản Lý Tài Sản Tòa Thánh, gọi tắt là APSA, cơ quan chịu trách nhiệm phân phát lương cho nhân viên.

Tòa Thánh cứu trợ các trẻ em Syria tị nạn ở Liban
VATICAN. Hội đồng Tòa Thánh Cor Unum, Caritas Liban và bệnh viện nhi đồng Ý cũng cùng nhau trợ giúp y tế cho các trẻ em Siria tị nạn ở Liban. Thông tin này đã được chủ tịch Cor Unum Hồng Y Robert Sarah công bố tại văn phòng báo chí Tòa Thánh ngày 17.11 vừa qua.
Cha Faddoul, Chủ tịch Caritas Liban cho biết, Liban rất quảng đại mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn từ khắp nơi do những xung đột. Cha cho biết có khoảng 820 000 người Siria đăng ký tị nạn ở Liban. Nhưng con số thật sự cao hơn nhiều. Nếu tính luôn cả những người trốn sang tị nạn mà không đăng ký thì con số có thể lên tới 1.5 triệu người.
Caritas Liban đã mở 10 trung tâm xã hội và y tế nhằm cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội cho cả người Liban lẫn người Siria, ngoài ra còn có 13 dịch vụ y tế di dộng nữa. Bốn trong số các trung tâm này dành để phục vụ cho những người tị nạn Siria. Có hơn 55% những người tị nạn tại Liban dưới 17 tuổi. Số lượng trẻ em là 400 000 người, 70% các gia đình không có đàn ông làm trụ cột, khiến cho các phụ nữ và các y bác sĩ thêm phần gánh nặng.

Đức Thánh Cha tiếp kiến các bề trên tổng quyền dòng nam
VATICAN. Ngày 29.11 vừa qua, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ các Bề Trên tổng Quyền các dòng nam trong ba giờ đồng hồ, và trong dịp này, ngài công bố chủ đề của năm 2015 là về đời sống thánh hiến.
Hiệp Hội các Bề trên Tổng Quyền dòng nam đã nhóm họp đại hội lần thứ 82 tại trung tâm Salesianum của dòng Don Bosco ở Roma từ 27 đến 29.11 vừa qua. Trong buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến các cột trụ chính trong việc đào luyện: tu đức, trí thức, cộng đoàn, tông đồ, và phải tránh mọi hình thức giả hình và duy giáo sĩ.
Khi giã từ, Đức Thánh Cha đã chia sẻ rằng: “cảm ơn anh em về những gì anh em đang làm và về tinh thần đức tin, cũng như sự tìm kiếm phục vụ. Cảm ơn vì chứng tá của anh em cũng như vì những tủi nhục mà anh em đã phải trải qua.”

Phiến quân thánh chiến Hồi Giáo tấn công Kitô và Hồi Giáo ôn hòa
QARA. Linh mục George Louis, cha sở giáo xứ thánh Micae ở Qara thuộc Giáo Hội Công Giáo Melkite vừa cho biết các Phiến Quân Thánh Chiến Hồi giáo ở Siria tấn công và giết hại các tín hữu Kitô và những người Hồi giáo ôn hòa tại nước này.
Cha cho biết ở những nơi họ chiếm đóng, nhóm dân quân Thánh Chiến đều cùng làm một việc là: chiếm làng mạc, giết hại dân cư và tàn phá. Sau nhiều ngày xung đột, thành phố này trở thành đống hoang tàn. Nhiều nhà cửa và đường phố bị gài mìn. Nhà thờ thánh Micae bị đốt phá. Các nhà thờ Công Giáo và Chính Thống khác ở Deir Attiya cũng chịu chung số phận, kể cả một số Đền Thờ Hồi Giáo.

Các Thượng phụ Đông Phương viếng thăm Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức 16
Th-âm -Éß+¬c Gi+ío Ho+áng Biß+ân -Éß+¬c 16VATICAN. Sau khi bế mạc khóa họp toàn thể của Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, chiều ngày 23.11 vừa qua, các vị Thượng Phụ Công Giáo Đông Phương đã đến Đan viện Mẹ Giáo Hội nơi Đức Biển Đức 16 nghỉ hưu để viếng thăm ngài, bất chấp trời mưa.
Đức Thượng Phụ Raphael Louis Sako đã xin Đức nguyên Giáo Hoàng cầu nguyện cho Irak. Đức Biển Đức 16 cho biết ngài vẫn hàng ngày cầu nguyện cho Irak, Siria và toàn vùng Trung Đông. Đức Thượng Phụ cũng mời Đức Biển Đức đến thăm Irak, nhưng Đức Biển Đức từ chối, bảo rằng ngài đã lớn tuổi và muốn trải qua phần đời còn lại trong kinh nguyện và nghỉ ngơi.

Đức Thánh Cha tiếp kiến thầy Alois của cộng đoàn Taizé
-Éß+¬c Th+ính Cha gߦ+p Alois, TaizeVATICAN. Hôm 28.11 vừa qua, Đức Thánh Cha đã dành một buổi tiếp kiến cho thầy Alois, tu viện trưởng tu viện đại kết Taizé ở Pháp.
Trong cuộc gặp gỡ này, thầy Alois đã trình bày cho Đức Thánh Cha về những gì mà tu viện đã làm nhằm phục vụ giới trẻ khắp nơi trên thế giới. Đức Thánh Cha bày tỏ lòng quý mến của minh đối với cộng đoàn Taizé, đặc biệt là với người thầy đáng kính Roger Schutz (1915-2005), và khuyến khích cộng đoàn này tiếp tục tiến bước trên con đường đã khởi sự.
Tu viện đại kết Taizé thành lập năm 1940. Hiện có khoảng 100 tu sĩ, đến từ 30 quốc gia và thuộc Giáo Hội Công Giáo, Chính Thống, và nhiều hệ phái Tin Lành.
Hoàng Nam, SJ

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm ....