Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015

Tóm lược tin Giáo Hội tuần qua (18.07.15 – 24.07.15)

TOÀ THÁNH BÊNH VỰC QUYỀN CỦA NGƯỜI GIÀ
NEW YORK. Toà Thánh tái khẳng định dấn thân thăng tiến các quyền và phẩm giá của người già cũng như loại trừ mọi hình thức kỳ thị và gạt bỏ người già. ĐTGM Berardito Auza trưởng phái đoàn Toà Thánh tham dự phiên họp lần thứ 6 của nhóm thảo luận về người già của Liên Hiệp Quốc đã phát biểu như trên trong bài tham luận ngày 16 tháng 7 vùa qua. Vị đại diện Tòa Thánh ghi nhận trong xã hội chỉ đánh giá con người theo
khả năng sản xuất và tiêu thụ, người già không chỉ bị bỏ rơi trong sự bất ổn vật chất nhưng cũng bị coi là vồ dung và là gánh nặng cho xã hội nữa. Vị đại diện Toà Thánh mạnh mẽ tái khẳng định quyền của người già cũng như tầm quan trọng của các chính sách thăng tiến phẩm giá của họ. Người già là nguồn tài nguyên nòng cốt và quý báu cho xã hội, vì là điểm quy chiếu giúp xã hội duy trì ký ức tập thể và hướng dẫn xã hội với các kinh nghiệm và sự khôn ngoan của họ.

.
ban co phanCÁC TỒ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ BẢO VỆ SƯ SỐNG CON NGƯỜI TỐ CÁO NẠN BUÔN BÁN CƠ PHẬN THAI NHI BÊN HOA KỲ
WASHINGTON. Trong các ngày vừa qua các tổ chức phi chính quyền bảo vệ sự sống con người đã mạnh mẽ tố cáo nạn buôn bán cơ phận của các thai nhi bên Hoa Kỳ. Tin trên đã được phổ biến qua hai video chứng minh cho thấy Liên hiệp chức làm cha mẹ có kế hoạch, là kỹ nghệ phá thai lớn nhất tại Mỹ, buôn bán cơ phận của các thai nhi bị phá, theo yêu cầu của người mua. Trong một video các bác sĩ phá thai miêu tả dịch vụ bán cơ phận của các thai nhi bị phá như thế nào, với giá cả ra sao. Trong video thứ hai bác sĩ Nucatela xác nhận việc buôn bán cơ phận thai nhi, và còn công nhận là đã phá thai muộn cho tới tuần thứ 24 để bán các phần cơ thể các thai nhi còn nguyên vẹn. Luật Liên bang cấm việc buôn bán các cơ phận của các thai nhi bị phá và đây là tội phạm có thể bị kết án từ 10 năm và bị phạt nửa triệu mỹ kim.

.
giao thuongHĐGM ANGOLA YÊU CẦU CHÍNH PHỦ TRONG SÁNG TRONG CÁC GIAO THƯƠNG VỚI TRUNG QUỐC
LUANDA. Các GM Angola kêu gọi chính quyền trong sáng hơn trong các lợi nhuận của việc buôn bán với Trung Quốc để tránh nạn đầu tư. HĐGM Angola đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong thông cáo do ủy ban Công Lý và Hòa Bình công bố những ngày vừa qua. Trong số các đề nghị do các GM đưa ra có sự cần thiết nghiên cứu và hiểu biết luật lệ môi sinh từ phiá mọi tác nhân mục vụ, trên mọi bình diện và việc phổ biến sự hiểu biết này một cách rộng rãi để tất cả mọi người hiểu biết các nguy cơ của nạn ô nhiễm môi trường sinh sống như biển khơi suy thoái, việc sử dụng dẳt đai không thích hợp, và ô nhiễm các nguồn nước trong những vùng khai thác quặng mỏ vv… Nhất là hiểu biết các hệ lụy của nạn ô nhiễm đối với sức khỏe và phẩm chất cuộc sống của dân chúng.

.
dong phai hon nhanỦY BAN HÃY BẢO VỆ CON CÁI CHÚNG TA TIẾP TỤC TRANH ĐẤU CHỐNG LUẬT HÔN NHÂN ĐỒNG PHÁI
ROMA. Ủy ban Hãy bảo vệ con cái chúng ta Italia tuyên bố tiếp tục chống lại luật Cirinnà cho phép hôn nhân đồng phái. Ông Massimo Gandolfini, chủ tịch ủy ban cho biết sẽ chú ý theo dõi các cuộc thảo luận của Thượng Viện Italia về luật này và cho người túc trực trước Thượng Viện trong suốt thời gian thảo luận. Ngoài ra ủy ban cũng phát động chiến dịch thu thập chữ ký chống lại dự luật này để bảo vệ quyền của mỗi trẻ em có một người cha và một người mẹ. Ủy ban không chấp nhận bất cứ giàn xếp nào liên quan tới luật hồn nhân đồng phái này. Nó phải được loại bỏ.

.
yemenTÌNH HÌNH NHÂN ĐẠO YEMEN TỒI TỆ HƠN
ÍSANÁ. Tình hình cứu trợ nhân đạo tại Yemen ngày càng trở nên tồi tệ hơn vì các phe lâm chiến đã không tôn trọng một tuần ngưng chiến. Hội Hồng thập tự đã cho biết như trên. Chỉ sau vài giờ cuộc ngưng chiến bắt đầu đã xảy ra các vụ dội bom và các cuộc giao tranh còn gia tăng trong vài vùng. Trong tuần qua chiến cuộc đã thảm khốc nhất vì khiến cho 3500 người thiệt mạng và hơn 16000 bị thương. Đất nước Yemen đứng trước hàng triệu người tỵ nạn chiến tranh không thực phẩm, thuốc men và là nạn nhân của bạo lực tàn phá. Các tổ chức nhân đạo quốc tế tố cáo các phe lâm chiến đã không tôn trọng lệnh ngưng bắn. số người bị thương tiếp tục được đưa tới các nhà thương và trạm xá nhưng không có thuốc men, dầu hỏa, các dụng cụ y khoa và cơ cấu y tế hạ tầng. Hiện nay 80% dân chúng toàn nước Yemen cần được trợ giúp nhân đạo và hơn 1 triệu người bị bó buộc bỏ nhà cửa đất đai đi lánh nạn.

.
su songĐTC KHÍCH LỆ BÊNH VỰC SỰ SỐNG TRONG MỌI GIAI ĐOẠN
VATICAN. Mức tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn và bênh vực sự sống từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên, và đặc biệt trong những giai đọan giòn mỏng nhất. ĐTC đã khẳng định như trên trong sứ điệp gửi “Ngày sự sống” bênh Anh quốc được cử hành vào ngày Chua Nhật 26 tháng 7 này về đề tài: “Vun trồng sự sống, chấp nhận cái chết”. Ngày này nằm trong chiến dịch do HĐGM Anh quốc và vùng Galles phát động nhân dịp Quốc Hội Anh thảo luận về dự luật cho phép trợ tử vào ngày 11 tháng 9 tới đây. Dự luật này cho phép những người trưởng thành bị bệnh vào thời kỳ cuối lựa chọn kết thúc sự sống bằng việc trợ tử. ĐTC nhấn mạnh rằng mức độ tiến bộ của một nền văn minh được đo lường bởi khả năng giữ gìn sự sống, nhất là trong các giai đoạn giòn mỏng nhất, và chiến đấu chống lại các mưu sát sự sống trong tất cả mọi khiá cạnh của nó.

.
columbiaCÁC GM COLOMBIA KÊU GỌI HÒA BÌNH VÀ CÔNG LÝ CHO CÁC VÙNG XUNG KHẮC
CALI. Trong các ngày vừa qua các GM nhiều giáo phận Colombia đã cồng bố sứ điệp kêu gọi công lý và hòa bình cho vùng Colombia Thái Bình Dương. Tài liệu có tựa đề “Hoà bình có thể được, cấp bách và cần thiết” mang chữ ký của các Giám Mục các giáp phận Istmina-Tadó, Quibdó, Guapi, Tumaco, Buenaventura, Apartado e Cali. Các GM miêu tả điều kiện sống khó khăn của toàn vùng và viết: Các nhu yếu phẩm thiếu thốn, số dân nghèo gia tăng, bên cạnh đó còn có các vụ vi phạm nhân quyền ữầm trọng. Thiếu các phương tiện săn sóc sức khoẻ, giáo dục, nhà ở xứng đáng cũng như các dịch vụ vệ sinh tối thiểu, công ăn việc làm và các khích lệ phát triển cho nông dân và các giai tầng bình dân. Trước tình hình này các GM khẳng định ý muốn hòa bình của mọi tầng lớp xã hội phải cương quyết, mạnh mẽ đích thực và kiên trì. Tiếp đến các vị đề nghị chính quyền tiếp tục đối thoại và đừng nhượng bộ cám dỗ dùng quân sự như phương thế duy nhất để giải quyết cuộc xung đột vũ trang.

.
chong tu hinhGIÁO HỘI HOA KỲ CƯƠNG QUYẾT CHỐNG LẠI ÁN TỬ HÌNH
WASHINGTON. Giáo Hội công giáo Hoa Ký cương quyết chống lại án tử hình và thăng tiến nền văn hóa sự sống. ĐHY Sean O’Malley TGM Boston, chủ tịch ủy ban Công Lý và Hòa Bình và ĐC Thomas Wenski, Chủ tịch ủy ban bảo vệ sự sống của HĐGM Hoa Kỳ đã khẳng định như trên trong thông cáo công bố các ngày vừa qua, nhân kỷ niệm 10 năm chiến dịch chống án tử hình do HĐGM Hoa Kỳ phát động năm 2005. Các Gm Mỹ cầu mong rằng tại Hoa Kỳ người ta bắt đầu dậy dỗ các công dân đừng giết người, bởi vì án từ hình tạo ra một cài vòng bao lực luẩn quẩn làm giảm thiểu nhân tính con người. ĐHY O’ Malley và ĐTGM Wenski ghi nhận đã có nhiều tiểu bang hủy bỏ luật từ hình, vài bang khác lại đưa ra thực hành, nhưng số các vụ hành quyết đã giảm chưa từng thấy tại Mỹ. Thông cáo của các GM Hoa Kỳ đề nghị cầu nguyện cho các nạn nhân của tội phạm, các người bị kết án tử cũng như các nhân viên toà án; gần gũi gia đình các nạn nhân, đem đến cho họ tình yêu và lòng cảm thương của Chúa Kitô.

.
mossulTÌNH TRẠNG THÀNH PHỐ MOSSUL TRẦM TRỌNG HƠN
MOSSUL. 1 năm sau khi bị cái gọi là “Nhà Nước Hồi giáo” IS chiếm đóng, tình hình tại thành phố Mossul ở miền bắc Irak trở nên trầm trọng hơn. Mossul là thành phố lớn thứ 2 của Irak với 3 triệu dân cư đã bị nhóm IS chiếm đóng ngày 16.07 năm ngoái. 120 ngàn tín hữu Kitô bị trục xuất khỏi gia cư, và phần lớn phải tị nạn tới các thành phố ở miền Kurdistan như Erbil và Duhok. Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài Vatican hôm 16.07, Đức Cha Basilio Yaldo GM phụ tá ở thủ đô Baghdad, thuộc tòa Thượng Phụ Công Giáo Canđê, cho biết tình hình trở nên đồi tệ hơn trước. Theo Đức Cha Yaldo, cộng đồng quốc tế có thể giúp đỡ đất nước Irak bằng cách tạo áp lực trên chính phủ và tìm cách kiến tạo một sự bảo vệ quốc tế dành cho các làng mạc của các tín hữu Kitô. Mặc dù các nước vẫn gửi viện trợ y tế, lương thực và y phục, nhưng vẫn còn thiếu rất nhiều. Trước năm 2003 ở Irak có hơn 1 triệu tín hữu Kitô, nhưng nay chiỉ còn lại hơn 490 ngàn Kitô hữu tại nước này, tức là chưa được 1 nửa.
Tổng hợp và biên tập: Jos. Nguyễn Tiến Khải, SJ
dongten.net

Không có nhận xét nào:

Tìm kiếm ....