.jpg)
Sau
tang lễ của mục sư Martin Luther King, một trong các kỷ giả tường thuật
buổi lễ đến nói chuyện với một ông già đứng ở bên kia lề nghĩa địa. Ký
giả hỏi ông: “Người chết có ý nghĩa gì với ông? Tại sao người đó đặc
biệt dưới mắt ông?” Ông già vừa khóc vừa trả lời đơn giản: “Ông ấy là
người cao cả vì ông trung tín. Ông vẫn tin ở chúng tôi khi chúng tôi
không còn tin ở mình, ông vẫn ở lại với chúng tôi ngay cả khi chúng tôi
không xứng đáng để ở cùng ông!”
Đó
là chứng tá của cả một đời. Nếu, đến ngày chôn mình, có người nói, bạn
đã sống trọn một cuộc đời tốt đẹp, dù trong đời đã có những chuyện không
đẹp. Ông cụ già này đã định nghĩa một điều chính xác trong chứng tá của
mục sư Martin Luther King, đó là ý nghĩa của lòng trung tín. Trọn một
lòng tin có nghĩa là trung tín. Đây không phải là trò chơi chữ, nó còn
giá trị hơn thế.
Xét
cho cùng, đức tin không phải đơn giản chỉ là tốt, là cảm thấy an bình
có Chúa hiện hữu. Đức tin là cam kết vào lối sống vượt quá cả tốt và cảm
nhận được bình an. Để có lòng tin đôi khi chúng ta phải độc lập với bất
cứ xúc cảm nào đến với chúng ta. Rốt cùng, đức tin không phải là cái
đầu, cũng không phải là quả tim nhưng hành động để hổ trợ cho điều mình
đã cam kết dấn thân. Đức tin là trung tín, không hơn, không kém.
Và
có thể, hơn tất cả các đức tính khác, ngày nay, ở nhà thờ, trong gia
đình, trong thế giới chung chung, trung tín là đức tính chúng ta cần đến
nhất. Món quà lớn nhất mà chúng ta có thể cho người chung quanh là lời
hứa trung tín, đơn giản hứa ở lại, không bỏ đi khi gặp khó khăn, khi cảm
thấy thất vọng, bị đụng chạm, ở lại dù cảm thấy mình không được mong
muốn, không được tôn trọng, ở lại khi cá tính và nhãn quan bị xung đột, ở
lại nhờ kiên định.
Thường
thường điều hay xảy ra trong các các việc chúng ta dấn thân làm là bỗng
người này người kia hăm dọa nhau: chúng tôi cam kết ở lại với bạn, gia
đình, cộng đoàn, nhà thờ với một điều kiện ngầm: tôi sẽ ở lại nếu bạn
đừng làm tôi thất vọng nhiều, đừng đụng chạm đến tôi. Nếu đụng đến tôi,
tôi đi!
Không
gia đình, tình bạn, cộng đoàn, nhà thờ nào có thể đứng vững trên nguyên
tắc này, đơn giản vì chúng ta sống và làm việc lâu dài với nhau thì
không thể nào không thất vọng và đụng chạm nhau.
Bên
trong bất cứ quan hệ nào – hôn nhân, gia đình, tình bạn, giáo xứ và
ngay cả với các đồng nghiệp – không bao giờ chúng ta có thể hứa là
không làm thất vọng nhau, không bực mình nhau, cá tính không đụng chạm
hoặc không đụng chạm nhau vì cứng ngắt, ích kỷ và yếu kém. Chúng ta
không thể nào hứa mình sẽ luôn luôn tốt. Chúng ta chỉ có thể hứa là sẽ
luôn luôn ở đó!
Và,
cuối cùng, lời hứa đó là đủ để chúng ta ở lại và không hăm dọa bỏ nhau
khi bị thất vọng hay đụng chạm, bởi vì thất vọng hay đụng chạm có thể bỏ
qua và bù lại bằng đức tin và bằng tình thương để chúng ta ở lại với
nhau lâu dài. Khi có đức tính trung tín trong quan hệ, thì các tổn
thương và hiểu lầm có thể được thanh tẩy và ngay cả chuyển hóa thành
tình thương.
Khi
kỷ niệm đám cưới, ngày khấn dòng, ngày chịu chức, tình bạn lâu năm,
thời gian làm việc thâm niên, rất nhiều người khi nhìn lại đàng sau, họ
không còn cảm thấy bị tổn thương, ruồng bỏ, hiểu lầm, cay đắng, vì đó
cũng là một phần của những năm tháng này. Những chuyện này được thanh
tẩy bởi một cái gì sâu đậm, được lớn lên nhờ lòng trung tín, là tin cậy
và tôn trọng.
Đôi
khi các bạn thấy được điều này một cách đáng khâm phục ở hai người nào
đó, họ miễn cưỡng tôn trọng nhau, cuối cùng giữa họ đã phát triển một
mối quan hệ, chân thành và gắn bó với nhau qua nhiều năm tháng dù họ bất
đồng về cá tính, chính trị, tôn giáo hay lịch sử. Thực tế đơn giản của
việc phải tiếp xúc với nhau qua bao nhiêu năm tháng, cuối cùng, họ đã
hiểu nhau sâu đậm và tôn trọng nhau dù họ rất khác biệt nhau.
Cầu
nguyện cũng đóng vai trò như vậy. Các tác giả thiêng liêng lớn đưa ra
một luật tối hậu về cầu nguyện và luật này không dính gì với phương
pháp, phong cách, nội dung. Đơn giản: Cầu nguyện! Đừng bao giờ bỏ! Đừng
bao giờ ngừng cầu nguyện! Bạn vẫn một mực cầu nguyện, cuối cùng thì Chúa
sẽ thấu hiểu. Đừng bao giờ ngừng cố gắng! Và đó cũng đúng cho tất cả
mọi quan hệ của chúng ta.
Món
quà lớn nhất mà chúng ta cho là lời hứa trung tín, hứa chúng ta sẽ tiếp
tục cố gắng, sẽ không bỏ đi vì bị tổn thương hay vì cảm thấy mình không
được mong muốn hoặc không được đánh giá đúng.
Chúng
ta tất cả đều yếu đuối, bị xúc phạm, tội lỗi, và dễ bị tổn thương.
Trong hôn nhân, gia đình, giáo xứ, bạn bè, giữa các đồng nghiệp, chúng
ta không thể nào hứa là chúng ta không làm thất vọng nhau, không làm tổn
thương nhau. Nhưng chúng ta có thể hứa là không bỏ đi vì thất vọng và
bị tổn thương. Đó là tất cả những gì chúng ta có thể hứa, và như vậy là
đủ!
Ronald Rolheiser,
J.B. Thái Hòa dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét