
Chúng
ta thấy trên đời này có những vật tồn tại được một thời gian rất
lâu, nhưng cũng có những thứ tồn tại một thời gian ngắn. Có một cuốn sách ghi chép về nhiều dữ kiện
thú vị có tựa đề bằng tiếng Hoa kỳ là: “Life Spans, or How Long Things Last.” Tôi xin được tạm dịch là: “Chiều dài cuộc
sống, hay, Sự vật tồn tại được bao lâu?” Trong cuốn sách này,
người ta ghi lại sự tồn tại của nhiều sự vật như đôi giầy của một cầu thủ xuất sắc tồn tại trung bình được 2 tháng. Một cây gậy đánh banh trên tuyết, hay là hockey, sử dụng trung bình được khoảng 2 trận. Một bình ny-lông vất trong khu rừng sẽ còn ở đó sau 80 năm. Một hòn đá trên sườn đồi sẽ cũng vẫn còn đó sau 1 ngàn năm.
người ta ghi lại sự tồn tại của nhiều sự vật như đôi giầy của một cầu thủ xuất sắc tồn tại trung bình được 2 tháng. Một cây gậy đánh banh trên tuyết, hay là hockey, sử dụng trung bình được khoảng 2 trận. Một bình ny-lông vất trong khu rừng sẽ còn ở đó sau 80 năm. Một hòn đá trên sườn đồi sẽ cũng vẫn còn đó sau 1 ngàn năm.
Thế
nhưng cho dù là đôi giày, cái gậy, bình ny-lông hay tảng đá tất cả mọi sự sẽ
qua đi, sẽ biến mất bởi vì không có gì tồn tại mãi mãi. Sự thật hiển nhiên này chẳng những áp dụng
cho sự vật, mà còn cho con người. Tất cả mọi người chúng ta hiện diện hôm nay trên
trái đất này cũng sẽ có một ngày biến đi.
Không có một ai trong chúng ta sống muôn đời. Vì thế là những Ki-tô hữu chúng ta phải
chuẩn bị cho ngày Chúa đến.
Thật vậy Lời Chúa hôm
nay kêu gọi chúng ta hãy tỉnh thức để chuẩn bị cho ngày Chúa lại đến hay ngày
chết của mỗi người hay những lúc Chúa đến viếng thăm ban ơn cho chúng ta. Chúa dùng 2 dụ
ngôn để dạy chúng ta bài học tỉnh thức.
Thứ nhất là dụ ngôn người đầy tớ tỉnh thức thắt lưng và cầm đèn
sáng đợi chủ về không lúc nào. Thế thì Chúa muốn dạy chúng ta điều gì về
việc thắt lưng? Chúa muốn dạy chúng
ta phải biết hãm mình trước những sự cám dỗ của vật chất, đời sống
ích kỷ và thái độ tự cao, biết từ bỏ những gì cản trở đời sống chứng
nhân cho Chúa, đời sống đức tin và đạo đức.
Chúa dạy chúng ta phải cầm đèn sáng có ý nghĩa gì? Đó là chúng ta phải sống đức tin. Đức tin của chúng ta phải chiếu sáng, biểu lộ
qua hành động, bằng đời sống ngay thẳng, bằng những gương sáng tốt lành,
bằng những việc bác ái và quảng đại, bằng việc làm phúc đức và đời
sống hy sinh phục vụ xây dựng Nước Chúa.
Giáo lý Công giáo và Lời Chúa dạy cho
chúng ta biết mỗi người Kitô hữu có 2 kiếp sống phải sống: một là đời sống tạm
bợ và một đời sống vĩnh cửu, một đời sống hiện tại và một đời sống đời sau, một
đời sống trần gian và một đời sống thiên đàng hay hỏa ngục. Từ kiếp này qua kiếp
kia là sự chết mà tất cả mọi người chúng ta phải qua đi qua, đó là điều hiển
nhiên và là sự thật. Sự chết đến với mỗi người được Kinh thánh gọi là ngày
Chúa đến, và việc Chúa đến thường xảy ra bất ngờ không ai biết trước lúc
nào và như thế nào. Chỉ trừ một vài
trường hợp họa hiếm được Chúa cho biết trước ngày giờ. Vì thế chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng mình
còn trẻ, còn khoẻ mạnh, còn lâu mới chết.
Do đó Chúa dạy chúng ta phải tỉnh thức và sẵn sàng.
Chúa còn dạy chúng ta dụ ngôn thứ
hai về người quản lý trung tín và khôn ngoan. Có nghĩa là Chúa dạy chúng ta phải luôn
khôn khéo sử dụng những ơn lành Chúa ban như cuộc sống, tiền bạc, tài
năng và thời giờ. Chúng ta là những
những người quản lý được Chúa trao vốn, người nhiều người ít. Nhiều hay ít không quan trọng, nhưng phải biết
sống tạ ơn, luôn trung tín và khôn ngoan sử dụng đúng ý chủ và làm lợi với
số vốn đó. Bởi vì sau khi chết và khi
chúng ta đến trước tòa phán xét, chắc chắn chúng ta sẽ phải trả lời và
tính sổ với Chúa, và Chúa sẽ căn cứ vào đó để thưởng hay phạt.
Có
một câu chuyện về một thủy thủ bị đắm tàu và trôi lạc vào một hòn đảo ở Thái
bình dương. Anh được người thổ dân chào đón một cách long trọng. Họ kiệu anh lên và ca hát vỗ tay nhảy
múa. Sau đó họ đặt anh trên một ngai
vàng phong anh làm vua. Anh ta rất vui mừng và phấn khởi.
Nhưng dần dần anh tìm hiểu và biết phong
tục tập quán của họ là: sau khi hết thời hạn 1 năm làm vua thì sẽ bị họ đày
ra ngoài một hoang đảo, bị bỏ đói cho đến chết và hiến cho 1 vị thần. Niềm vui chưa được bao lâu thì anh bắt đầu lo
sợ và suy nghĩ. Anh ta suy nghĩ về một
kế hoạch chuẩn bị cho ngày anh bị đày ra hoang đảo. Trước hết, anh ra lệnh cho những người thợ
mộc đóng một đoàn thuyền, sau đó bắt những người làm nghề nông ra hoang đảo
trồng rau và những cây ăn trái. Sau
đó anh bắt thợ xây ra hoang đảo xây cho anh một ngôi nhà. Như thế anh thủy
thủ này đã sửa soạn chuẩn bị một cách chu đáo cho ngày anh sẽ bị đày ra hoang
đảo.
Câu chuyện trên đây và bài Tin mừng kêu gọi
chúng ta biết khôn khéo biết dùng ơn lành của Chúa ban ở đời này để chuẩn bị
cho cuộc sống vĩnh cửu đời sau. Chúng
ta hãy nhớ rằng: “Thiên đàng hỏa ngục hai bên. Ai khôn thì về ai dại thì
xa.” Thế thì nhìn chung quanh, chúng
ta nhận ra được bao nhiêu người khôn, biết chuẩn bị cuộc đời mình một cách
tốt đẹp để bảo đảm được hạnh phúc vĩnh cửu Nước Trời, và tự hỏi: trong đó
có chúng ta không? Đồng thời, chúng
ta cũng thấy rõ có những người dại chỉ lao đầu vào những việc tạm
bợ đời này đến nỗi phải chịu nhiều sự khốn khó và âu lo, và sẽ hối
hận và đau khổ đời sau. Thế thì khôn hay dại là tùy sự chọn lựa và
quyết định của mỗi người chúng ta. Xin
Thiên Chúa giúp chúng ta thành tâm lắng nghe và can đảm sống Lời Chúa dạy
bảo, biết tỉnh thức và nhất là biết khôn ngoan sử dụng những ơn lành Chúa
ban đời này, để xây dựng cho mình một căn nhà trên Nước Trời, cho cuộc sống
vĩnh cửu mai sau.
Lm. Chánh xứ

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét