Có
câu truyện vui như sau. Trong một lớp giáo lý, giáo lý viên dạy và giải nghĩa
cho các em lớp 1, khoảng 5, 6 tuổi về 10 điều răn của Chúa. Sau khi đã dạy các em về điều răn thứ tư phải
yêu mến, vâng lời và thảo kính cha mẹ, cô hỏi các em: “Các em có biết điều răn
nào dạy phải đối xử với anh chị em trong gia đình như thế nào không?” Không chần chừ, một em trai giơ tay và thưa:
“Thưa cô có: Chớ giết người.”
Trong
bài Tin mừng Chúa nhật tuần trước, Chúa Giê-su nói với chúng ta: “Các con là
ánh sáng thế gian.” Nhưng Chúa cho chúng
ta biết ánh sáng không phải tự dưng mà
có, mà do ánh sáng của Chúa thấm vào tâm hồn và trí khôn của chúng ta, rồi sau
đó ánh sáng đó mới tỏa ra cho người khác và làm sáng danh Chúa Cha trên trời.
Sau
đó và để khởi đầu dạy về những giới răn, Chúa tuyên bố và nhắn nhủ chúng ta rằng
nếu chúng ta muốn vào Nước Trời, chúng ta phải sống thánh thiện hơn những người
biệt phái và luật sĩ. Thoáng nghe, chúng
ta thấy lời dạy này không là một việc khó khăn đối với chúng ta, vì Tin mừng
cho chúng ta biết nhiều sự xấu của những người này. Nhưng đối với những người thời xưa, thì thật
khó khăn, vì những người biệt phái và luật sĩ là những người được coi là đạo đức
và thánh thiện nhất. Nhưng Chúa nói rõ
và nhấn mạnh chúng ta cần phải vượt hơn họ về vâng nghe và thực hành Lời Chúa dạy.
Sau
đó, Chúa nói cho chúng ta biết Ngài đến để kiện toàn lề luật, dạy cho
chúng ta biết căn nguyên, cội rễ và giá trị chân chính của lề luật để chúng
ta sống đúng với lề luật, giáo huấn của Chúa. Chúa kiện toàn thế nào? Chúa kiện toàn theo 3 tiêu chuẩn sau
đây. Tiêu chuẩn thứ nhất, Chúa đặt trọng
tâm vào giá trị tinh thần của luật lệ.
Luật lệ của Chúa phải bắt đầu từ trong tâm hồn, trong lương tâm, chứ
không chú trọng vào hình thức bên ngoài.
Tiêu chẩn thứ hai, Chúa cho chúng ta biết quan trọng hơn hết là mọi lề
luật phải đặt trên nền tảng luật yêu thương, bác ái, chứ không phải qua sự đối
xử thông thường sòng phẳng, máy móc con người.
Và tiêu chuẩn thứ ba la không được coi những luật lệ do con người đặt ra
trên hay hơn lề luật của Chúa chỉ dạy, và Chúa tuyên bố rằng: “Dù một chấm, một
phẩy trong luật Chúa cũng sẽ không qua đi.’ Và chúng ta cũng đã nghe Chúa khẳng
định: “Ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất, và dạy người ta
làm như thế, là người nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy người
ta làm như thế, là người lớn trong Nước Trời.”
Sau
đó, Chúa đưa ra những thí dụ điển hình và thực tế như tội giết người, ngoại
tình, và thề gian, làm chứng dối.
Chúa giải nghĩa cho chúng ta biết nguyên nhân đưa đến sự phạm tội một
cách rất rõ ràng. Về tội giết người, nguyên
nhân là những thái độ phẫn nộ, giận dữ, coi thường, nguyền rủa và bất bình
gây ra. Giết người là tội nặng, dĩ
nhiên sẽ bị án phạt, nhưng trước mặt Chúa sự phẫn nộ, giận dữ, là nguyên
nhân cho hành động giết người. Cho nên,
giận dữ cũng là tội, ngang hàng với tội giết người. Tội đối với Chúa bắt đầu từ tư tưởng, vì thế những
tư tưởng ghen ghét và hận thù nuôi dưỡng trong thâm tâm cũng đã là tội rồi,
và chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thái độ, cuộc sống, sự
liên hệ và cách cư xử với người khác.
Và còn có thể đưa tới hành động trả thù, làm hại đến sinh mạng hay những
phương diện khác của người khác. Giết
người có 2 hình thức, một là giết thể xác và hai là giết thanh danh, vì sự nguyền
rủa, nói xấu hay vu khống làm mất hay giết thanh danh của họ. Hay nói khác đi,
giết người bằng lời nói.
Tất
cả chúng ta biết tư tưởng và ý nghĩ đi vào con người qua con mắt. Con mắt là cửa sổ của tâm hồn, để nhìn xem và
để xét đoán ngoại vật, đưa đến tâm ý và tà ý, đưa đến sự xấu, tốt, yêu ghét. Nếu nuôi dưỡng những tư tưởng và ý nghĩ xấu
thì sẽ trở thành tội. Do đó, Chúa dạy
chúng ta phải làm chủ con mắt để khỏi bị xa ngã. Nguyên nhân của tội ngoại tình cũng bắt đầu từ
con mắt trở thành những ước ao và tư tưởng được nuôi dưỡng trong thâm tâm. Và
Chúa nói rõ cho chúng ta biết không những ngoại tình là tội, mà còn xem những
phim ảnh hay những hình ảnh xấu trên internet cũng là tội. Ngoại tình đưa đến sự bất an, bất hòa đổ vỡ trong
gia đình, rồi vợ chồng ly dị.
Sau
đó, Chúa đề cập đến luật thề hứa. Luật
không cấm thề, mà chỉ buộc giữ trọn lời thề, và không được thề gian. Không phải chỉ thề mà phải giữ lời thề . Đối với
Chúa, Ngài dạy chúng ta không được thề gian.
Nếu chúng ta sống ngay thẳng, và luôn nói những lời chân thật thì
không cần phải thề thốt gì. Tóm lại, Chúa chỉ cấm thề gian dối. Còn khi nào thề đúng với sự thật, khi nào cần
thiết và giữ lời thề thì được phép. Không được ăn gian nói dối.
Chúng
ta biết điều gì hay tư tưởng gì mà chúng ta cho vào tâm trí sẽ ảnh
hưởng đến nhiều khía cạnh cuộc sống về tâm lý, cảm xúc và sự liên hệ
của chúng ta. Thí dụ như xem những phim ảnh hay mạng internet đồi trụy
về tình dục, hung bạo và phạm pháp sẽ ảnh hưởng vào tâm trí trẻ con
cũng như người lớn, sẽ gây ra những tệ đoan trong xã hội, làm giảm giá
trị hôn nhân, cuộc sống gia đình.
Hôm
nay, Chúa muốn gieo vào tâm hồn chúng ta hạt giống Lời Chúa, hạt giống
bác ái, yêu thương và quảng đại, khiêm nhường và hy sinh, chân thật và
tốt lành vào trong tâm hồn chúng ta, kêu gọi chúng ta sống đạo đức và
thánh thiện để sống trong an bình và ơn sủng, để đời sống chúng ta chiếu tỏa
ánh
sáng của Chúa, trở thành những chứng nhân cho Chúa trong xã hội đầy cám
dỗ, sự dữ và gian dối hôm nay, để chúng ta xứng đáng là người KI-tô hữu và
hưởng hạnh phúc Nước Trời đời sau.
Lm. Chánh xứ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét